|

Toàn văn Thông tư 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ


BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2011
 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ38/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẠM HOÃN GỌI NHẬPNGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ THỜI BÌNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM TRONG ĐỘ TUỔI GỌI NHẬPNGŨ
Căncứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtNghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994 và năm 2005;
Căncứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căncứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căncứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việctạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trongđộ tuổi gọi nhập ngũ;
LiênBộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọinhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọinhập ngũ (gọi chung là Nghị định 38/2007/NĐ-CP) như sau:
Điều1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thôngtư này hướng dẫn thực hiện khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 về việctạm hoãn gọi nhập ngũ; khoản 3, khoản 4 Điều 7 về trách nhiệm của các cơ quan,tổ chức trong việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bìnhquy định tại Nghị định 38/2007/NĐ-CP.
2. Thôngtư này áp dụng đối với công dân nam là học sinh, sinh viên, học viên đào tạothạc sĩ, tiến sĩ và tương đương (sau đây gọi chung là công dân) trong độ tuổigọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi; các cơ quan, tổchức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện xét tạm hoãn gọi nhập ngũthời bình đối với công dân.
Điều2. Hướng dẫn khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP
1. Đốitượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:
a) Côngdân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và họcviên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoàiquân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
b) Côngdân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thứcgiáo dục chính quy tập trung gồm:
- Trườngtrung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dântộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năngkhiếu, dự bị đại học;
- Trườngtrung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;
- Cácđại học, trường cao đẳng, trường đại học;
- Họcviện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tươngđương;
- Cáctrường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cưở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Họcviên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung họccơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.
d) Côngdân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai thángtrở lên.
2. Côngdân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhậpngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ởcác khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
- Thờigian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặtnhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.
- Mộtkhoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thôngphải liên tục không gián đoạn.
3. Nhữngcông dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a) Theohọc các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đanghọc nhưng bị buộc thôi học;
c) Tự bỏhọc hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không cólý do chính đáng;
d) Hếtthời hạn học tập tại trường một khoá học;
đ) Chỉghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;
4. Hàngnăm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điềunày phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn,gọi nhập ngũ.
Điều3. Hướng dẫn khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 38/2007/NĐ-CP
1. Tráchnhiệm của giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường, viện trưởngcác viện nghiên cứu:
a) Kiểmtra, tiếp nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của côngdân cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở. Thời hạn bàngiao là ba mươi ngày kể từ khi nhà trường khai giảng khoá học.
b) Thôngbáo cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách côngdân ra trường trước sáu mươi ngày để chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩavụ quân sự về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc làm việcsau khi ra trường.
c) Thôngbáo kịp thời cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú và nơi nhàtrường đặt trụ sở những công dân hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đàotạo chính quy tập trung, bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập liêntục quá sáu tháng để đưa ra khỏi danh sách những công dân thuộc diện tạm hoãngọi nhập ngũ.
d) Trongthời hạn mười ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinhviên của nhà trường được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thời hạn từmười hai tháng trở lên, đến ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặttrụ sở để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân sẵn sàng nhập ngũ; nếu thời hạntừ ba tháng đến dưới một năm thì đăng ký tạm vắng. Trong thời hạn mười ngày kểtừ ngày công dân đó về lại nhà trường, đến ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơinhà trường đặt trụ sở để đăng ký lại.
đ) Khôngtiếp nhận công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ đến trường nhập học mà không cógiấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt củaban chỉ huy quân sự cấp xã.
e) Tiếpnhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và có giấy báonhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo quy định tại khoản 4 Điều 56Luật Nghĩa vụ quân sự.
2. Tráchnhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Báo cáocơ quan quân sự cấp huyện những công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũnêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này để xét tạm hoãn gọi nhập ngũ; đăng ký vàcấp giấy xác nhận đăng ký vắng mặt cho công dân trúng tuyển nhập học vào cáctrường.
3. Tráchnhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú trước khi đếntrường nhập học:
a) Cấpgiấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân đã trúng tuyển vào cáctrường.
b) Tiếpnhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân sau khi đã học xong tạicác trường về lại nơi cư trú và số công dân bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặcngừng học tập theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
4. Tráchnhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở:
a) Tiếpnhận, quản lý các công dân thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đang họctập tại các trường thuộc địa bàn quản lý.
b)Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân đã tốt nghiệpvề ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc nơi đến làm việc saukhi ra trường.
c) Thôngbáo, chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân hết thờihạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị buộc thôihọc, tự bỏ học hoặc ngừng học tập theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư nàyvề ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú.
d) Đăngký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân thuộc diệnsẵn sàng nhập ngũ được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài.
đ) Thựchiện chế độ đăng ký hàng năm cho công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại cáctrường theo quy định tại Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
5. Tráchnhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân đến làm việc sau khi ratrường:
Kiểmtra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dânđến địa phương làm việc. Nếu công dân có địa chỉ thường xuyên cư trú khác nơilàm việc thì ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú kiểm tra, tiếpnhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân.
6. Tráchnhiệm của công dân:
a)Trường hợp đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ và nhận được giấy báo nhập học vàocác trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học trở lên phải báo cáo với ban chỉhuy quân sự cấp xã trước mười ngày kể từ thời điểm giao nhận quân quy định tạilệnh gọi nhập ngũ để được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Trường hợp không báo cáo hoặcbáo cáo sau thời hạn trên thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
b) Côngdân nhận được giấy báo nhập học đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trungcấp nghề và cao đẳng nghề, khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ chậm nhất sau bangày phải báo cáo với ban chỉ huy quân sự cấp xã để được tạm hoãn gọi nhập ngũ.Trường hợp không báo cáo hoặc báo cáo sau thời hạn trên thì không được tạm hoãngọi nhập ngũ.
c) Côngdân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng kýnghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự cấp huyện, giấy xác nhận đăng ký vắngmặt do ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
7. Tráchnhiệm của đơn vị quân đội đối với công dân khi đã nhập ngũ có giấy báo trúngtuyển vào học tại các trường.
Đơn vịđang quản lý quân nhân (cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương) có trách nhiệmthông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) để bảo lưu kết quảtrúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo quy định taịkhoản 4, Điều 56 của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Điều4. Tổ chức thực hiện
1. Cáccơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ chức năng,nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện và tiến hành thanhtra, kiểm tra quá trình thực hiện Thông tư này của các tổ chức và cá nhân theođúng quy định của pháp luật.
2. CácQuân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõichỉ đạo, hướng dẫn ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các nhàtrường trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều5. Hiệu lực thi hành
1. Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2011 và thay thế Thôngtư liên tịch số 121/2007/TTLB-BQP-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2007 của Bộ Quốcphòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CPngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũtrong thời bình đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
2. Chủtịch Uỷ ban nhân dân các cấp; giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng cáctrường, viện trưởng viện nghiên cứu, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu tráchnhiệm thực hiện Thông tư này.
Trongquá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cánhân phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./. 
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Đỗ Bá Tỵ

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 18:09. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response