SUY NGHĨ VỀ CƠ CHẾ BẦU TỔNG THỐNG VÀ NGÀNH HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Nguyễn Minh Tuấn
Suy cho cùng người đứng đầu ngành hành pháp của bất kỳ một quốc gia nào cũng là một thiết chế mạnh, có thực quyền và có khả năng quyết sách nhanh nhậy, kịp thời các vấn đề lớn của đất nước, điều đó đã được các nhà lập hiến Mỹ thừa nhận từ hội nghị lập hiến năm 1787.
Đánh giá về tính chất dân chủ của Hiến pháp Mỹ không thể không nhắc đến qui trình bầu cử Tổng thống. Trong hội nghị lập hiến, đại diện của các tiểu bang đã tranh luận và thống nhất một vấn đề có tính nguyên tắc là thành quả của cách mạng Mỹ là đem lại quyền lực cho nhân dân, và nếu quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, thì nhân dân phải được bầu ra một thiết chế có thực quyền nhất. Chính vì vậy, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là thiết chế do dân bầu bằng đại cử tri, vừa là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu Hành pháp.
(1). Qui trình bầu cử một người có thực quyền
Qui trình bầu cử Tổng thống ở Mỹ khá phức tạp, nhưng tựu trung lại chỉ gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Bầu cử sơ bộ - Bầu cử ứng cử viên tranh cử Tổng thống): Giai đoạn này gồm 2 bước: Bước 1. Các Đảng ở tiểu bang bầu đại biểu của mình đi dự Đại hội Đảng toàn liên bang. Bước 2. Chính đảng đề cử ứng cử viên của Đảng mình. Trong phiên họp Đại hội Đại biểu toàn liên bang, người trúng ứng cử viên Tổng thống là người chiếm được đa số tuyệt đối số phiếu bầu.
Giai đoạn 2 (Bầu cử chính thức - Bầu tuyển cử đoàn): Cử tri trực tiếp bầu tuyển cử đoàn của tiểu bang theo nguyên tắc số người trong tuyển cử đoàn đúng bằng số lượng nghị sĩ của tiểu bang đó ở Nghị viện. Ứng cử viên tranh cử Tổng thống nào có nhiều đại diện trong tuyển cử đoàn sẽ được hưởng cả số phiếu tuyển cử đoàn của tiểu bang đó.
Giai đoạn 3. (Đưa ra kết quả bầu cử): Thực chất đây là một giai đoạn thủ tục có tính hình thức). Lúc này Tuyển cử đoàn sẽ họp từng tiểu bang bầu tổng thống và gửi kết quả lên Thượng nghị viện Mỹ. Nếu ai được quá nửa số phiếu sẽ là người trúng cử Tổng thống, trong trường hợp không phân thắng bại thì Hạ nghị viện sẽ họp để bầu Tổng thống.
Với ba giai đoạn này, ta thấy đến giai đoạn thứ hai bầu xong tuyển cử đoàn là đã biết được ai là người thắng cử Tổng thống bằng cách cộng dồn tổng số người của Tuyển cử đoàn. Như vậy ý muốn của những nhà lập hiến Mỹ là bầu cử Tổng thống phải là bầu cử gián tiếp (tức là thông qua tuyển cử đoàn), vì nếu bầu cử trực tiếp thì Tổng thống sẽ có quá nhiều quyền hành. Nhưng thực chất, chỉ cần đến giai đoạn thứ hai sau khi người dân bầu xong ở các tuyển cử đoàn là ta đã biết được ai là người trúng cử tổng thống, như vậy bầu cử Tổng thống Mỹ là gián tiếp nhưng hóa ra lại là trực tiếp. Chính vì lý do này mà hiện nay, Tổng thống Mỹ là thiết chế có thực quyền, là cá nhân duy nhất được người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bầu chọn.
(2)- Tổng thống Mỹ - Thẩm quyền lớn, trách nhiệm lớn
Về mặt hiến định, chế định Tổng thống trở thành điểm nhấn quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Tổng thống - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tổng thống có rất nhiều thực quyền (do Hiến pháp qui định) cụ thể là: Trên lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền trình dự án luật, dự án ngân sách trước Nghị viện, đồng thời có quyền phủ quyết các dự án luật của Nghị viện. Tổng thống có thể gửi Nghị viện yêu cầu xem xét lại một đạo luật và Cả hai viện phải xem xét và thông qua với tỉ lệ 2/3 phiếu tán thành. Trên lĩnh vực Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu lĩnh vực Hành pháp, có quyền bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ, chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên lĩnh vực đối ngoại: Tổng thống có quyền ký các hiệp ước, điều ước quốc tế và bổ nhiệm đại diện ngoại giao, tuyên bố tình trạng chiến tranh, hoà bình. Về quân sự, Tổng thống là người tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Về tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các thẩm phán của hệ thống toà án, có quyền ân xá, giảm hình phạt. Tổng thống là người duy nhất được tuyên bố tình trạng khẩn cấp, có thể sử dụng mọi biện pháp kể cả vi phạm hiến pháp trong một thời gian ngắn để khôi phục lại tình trạng bình thường.
Hiến pháp trao cho Tổng thống rất nhiều quyền hành nhưng điều đó không có nghĩa rằng quyền lực của Tổng thống Mỹ không bị hạn chế. Điều 2 khoản 4, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có qui định: "Tổng thống, Phó tổng thống và mọi quan chức dân sự của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ bị cách chức nếu bị luận tội, và sau đó bị kết tội là phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội và những hành động phạm pháp nghiêm trọng khác". [1]
(3) – Triết lý của vấn đề - cơ chế kiểm soát và cân bằng (check and balance)
Tại sao những nhà lập hiến trao cho Tổng thống nhiều quyền như vậy? Thoạt nhìn ai cũng thấy, Tổng thống Mỹ có rất nhiều quyền hành nhưng thực tế quyền lực ấy luôn được kiểm soát và cân bằng (check and balance).
Trước hết là câu hỏi tại sao Tổng thống lại có quyền phủ quyết các đạo luật của Nghị viện? Có một thực tế là người quản lí thật, người đó dự thảo "luật" và đưa ra chính sách là sát thực nhất, vì có quản lý thật mới biết các vấn đề cuộc sống đang mắc ở đâu, cuộc sống đang cần gì, có những khó khăn gì, khả năng tháo gỡ, và tháo gỡ như thế nào. Chưa hết đưa ra chính sách và dịch chính sách đó thành luật cần nhất là phải cẩn trọng, Nghị viện thông qua luật nhưng cũng cần phải tính đến khả năng của Hành pháp trong việc đưa luật đó vào cuộc sống. Đấy cũng chính là chú ý đến tính khả thi của luật.
Chưa hết Tổng thống có quyền bổ nhiệm thành viên Hành pháp, bổ nhiệm thẩm phán nhưng vẫn phải được Thượng Nghị viện phê chuẩn. Tại sao cần phải như vậy? Các nhà lập hiến cho rằng, sự phê chuẩn ấy sẽ tạo ra một sự đối trọng khách quan cần thiết tránh nguy cơ tạo thành những nhóm lợi ích bởi những quan hệ thân hữu. Rồi Tổng thống có quyền rất lớn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chính trị, đó chính là thủ tục điều trần (impeachment) của Nghị viện và buộc Tổng thống phải từ chức nếu phản quốc, tham nhũng, phạm trọng tội.
Sự tài tình của các nhà lập hiến ở chỗ mặc dù tạo ra một ngành hành pháp bị kìm chế đối trọng (check and balance), bị giám sát nhưng nó vẫn có khả năng phát huy cao độ những gì một ngành hành pháp cần phải có. Ngày này điều này lại càng đúng khi thế giới đổi thay không ngừng với sức ép của thị trường, của công luận đến chóng mặt càng không cho phép có những quyết sách chậm chễ.
Mục đích của Hiến pháp là gì, nếu không phải là đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực nhà nước, hạn chế nguy cơ lạm quyền từ phía nhà nước? Nhìn vào lịch sử ta sẽ thấy, những nhà lập hiến Hoa Kỳ đã khéo léo tạo ra một chính quyền liên bang đủ mạnh (trong đó quan trọng nhất là ngành hành pháp), khéo léo giới hạn quyền lực của cả liên bang lẫn tiểu bang để bảo vệ quyền con người. Kết quả là người dân Mỹ được tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, có niềm tin vào chính trị và niềm tin vào công lý trong xã hội.
Cái gì hợp lý thì tồn tại, và cái gì tồn tại lâu dài theo thời gian là ít nhiều đã chứa đựng tính hợp lý. Những suy nghĩ tiến bộ của những nhà lập hiến Mỹ cách đây hơn hai thế kỷ, đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ và trở thành giá trị văn minh chung của nhân loại. Ngày nay bất kì quốc gia nào, không phân biệt chế độ chính trị, muốn văn minh, tiến bộ không thể khác hơn đều đã và đang kế thừa những hạt nhân hợp lí, tích cực của những tư tưởng về xây dựng một ngành hành pháp mạnh và hiệu năng này.
Ngày nay ta cũng chớ vội tự mãn với câu chữ mà hậu thế vay mượn của Abraham Lincoln cũng từ nước Mỹ là "nhà nước của dân, do dân, vì dân". Các nhà nước đương đại trên thế giới đều tuyên bố hùng hồn những mỹ từ đó. Nhưng triết lý của vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để người dân thực sự làm chủ mới là vấn đề quan trọng. Điều này lại có quá nhiều cách lập luận và lí giải khác nhau để biện minh, nhưng có một điều chắc chắn là nếu quyền lực không có sự giám sát, chế ước, cân bằng bởi các cơ quan khác thì nguy cơ lạm quyền, mất dân chủ sẽ vẫn cứ diễn ra.
--------------------------------------
[1] Trong lịch sử, kể từ năm 1797, Hạ nghị viện mới biểu quyết điều khoản luận tội đối với 16 quan chức liên bang: 2 tổng thống, 1 thành viên nội các, 1 thượng nghị sĩ, 1 chánh án Toà án tối cao và 11 thẩm phán liên bang. Năm 1868, Tổng thống Andrew Johnson bị luận tội về những vấn đề liên quan đến cách đối xử thích đáng đối với các bang bại trận sau khi kết thúc cuộc Nội chiến. Tuy nhiên Thượng viện đã thiếu một phiếu để đủ 2/3 số phiếu thuận cần thiết để kết tội và Johnson vẫn tại vị cho đến hết nhiệm kì. Năm 1974, do vụ Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức sau khi Uỷ ban tư Pháp của Hạ Viện kiến nghị luận tội, và trước khi toàn thể Hạ viện kịp bỏ phiếu thông qua dự luật luận tội. Gần đây nhất, 1998, Bill Clinton bị Hạ viên luận tội về tội khai man và cản trở hoạt động tư pháp, tuy nhiên sau khi xét xử, Thượng viện đã miễn tội cho ông vì không đủ đa số phiếu về cả hai lời buộc tội.
Đánh giá về tính chất dân chủ của Hiến pháp Mỹ không thể không nhắc đến qui trình bầu cử Tổng thống. Trong hội nghị lập hiến, đại diện của các tiểu bang đã tranh luận và thống nhất một vấn đề có tính nguyên tắc là thành quả của cách mạng Mỹ là đem lại quyền lực cho nhân dân, và nếu quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, thì nhân dân phải được bầu ra một thiết chế có thực quyền nhất. Chính vì vậy, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là thiết chế do dân bầu bằng đại cử tri, vừa là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu Hành pháp.
(1). Qui trình bầu cử một người có thực quyền
Qui trình bầu cử Tổng thống ở Mỹ khá phức tạp, nhưng tựu trung lại chỉ gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Bầu cử sơ bộ - Bầu cử ứng cử viên tranh cử Tổng thống): Giai đoạn này gồm 2 bước: Bước 1. Các Đảng ở tiểu bang bầu đại biểu của mình đi dự Đại hội Đảng toàn liên bang. Bước 2. Chính đảng đề cử ứng cử viên của Đảng mình. Trong phiên họp Đại hội Đại biểu toàn liên bang, người trúng ứng cử viên Tổng thống là người chiếm được đa số tuyệt đối số phiếu bầu.
Giai đoạn 2 (Bầu cử chính thức - Bầu tuyển cử đoàn): Cử tri trực tiếp bầu tuyển cử đoàn của tiểu bang theo nguyên tắc số người trong tuyển cử đoàn đúng bằng số lượng nghị sĩ của tiểu bang đó ở Nghị viện. Ứng cử viên tranh cử Tổng thống nào có nhiều đại diện trong tuyển cử đoàn sẽ được hưởng cả số phiếu tuyển cử đoàn của tiểu bang đó.
Giai đoạn 3. (Đưa ra kết quả bầu cử): Thực chất đây là một giai đoạn thủ tục có tính hình thức). Lúc này Tuyển cử đoàn sẽ họp từng tiểu bang bầu tổng thống và gửi kết quả lên Thượng nghị viện Mỹ. Nếu ai được quá nửa số phiếu sẽ là người trúng cử Tổng thống, trong trường hợp không phân thắng bại thì Hạ nghị viện sẽ họp để bầu Tổng thống.
Với ba giai đoạn này, ta thấy đến giai đoạn thứ hai bầu xong tuyển cử đoàn là đã biết được ai là người thắng cử Tổng thống bằng cách cộng dồn tổng số người của Tuyển cử đoàn. Như vậy ý muốn của những nhà lập hiến Mỹ là bầu cử Tổng thống phải là bầu cử gián tiếp (tức là thông qua tuyển cử đoàn), vì nếu bầu cử trực tiếp thì Tổng thống sẽ có quá nhiều quyền hành. Nhưng thực chất, chỉ cần đến giai đoạn thứ hai sau khi người dân bầu xong ở các tuyển cử đoàn là ta đã biết được ai là người trúng cử tổng thống, như vậy bầu cử Tổng thống Mỹ là gián tiếp nhưng hóa ra lại là trực tiếp. Chính vì lý do này mà hiện nay, Tổng thống Mỹ là thiết chế có thực quyền, là cá nhân duy nhất được người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bầu chọn.
(2)- Tổng thống Mỹ - Thẩm quyền lớn, trách nhiệm lớn
Về mặt hiến định, chế định Tổng thống trở thành điểm nhấn quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Tổng thống - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tổng thống có rất nhiều thực quyền (do Hiến pháp qui định) cụ thể là: Trên lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền trình dự án luật, dự án ngân sách trước Nghị viện, đồng thời có quyền phủ quyết các dự án luật của Nghị viện. Tổng thống có thể gửi Nghị viện yêu cầu xem xét lại một đạo luật và Cả hai viện phải xem xét và thông qua với tỉ lệ 2/3 phiếu tán thành. Trên lĩnh vực Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu lĩnh vực Hành pháp, có quyền bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ, chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên lĩnh vực đối ngoại: Tổng thống có quyền ký các hiệp ước, điều ước quốc tế và bổ nhiệm đại diện ngoại giao, tuyên bố tình trạng chiến tranh, hoà bình. Về quân sự, Tổng thống là người tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Về tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các thẩm phán của hệ thống toà án, có quyền ân xá, giảm hình phạt. Tổng thống là người duy nhất được tuyên bố tình trạng khẩn cấp, có thể sử dụng mọi biện pháp kể cả vi phạm hiến pháp trong một thời gian ngắn để khôi phục lại tình trạng bình thường.
Hiến pháp trao cho Tổng thống rất nhiều quyền hành nhưng điều đó không có nghĩa rằng quyền lực của Tổng thống Mỹ không bị hạn chế. Điều 2 khoản 4, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có qui định: "Tổng thống, Phó tổng thống và mọi quan chức dân sự của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ bị cách chức nếu bị luận tội, và sau đó bị kết tội là phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội và những hành động phạm pháp nghiêm trọng khác". [1]
(3) – Triết lý của vấn đề - cơ chế kiểm soát và cân bằng (check and balance)
Tại sao những nhà lập hiến trao cho Tổng thống nhiều quyền như vậy? Thoạt nhìn ai cũng thấy, Tổng thống Mỹ có rất nhiều quyền hành nhưng thực tế quyền lực ấy luôn được kiểm soát và cân bằng (check and balance).
Trước hết là câu hỏi tại sao Tổng thống lại có quyền phủ quyết các đạo luật của Nghị viện? Có một thực tế là người quản lí thật, người đó dự thảo "luật" và đưa ra chính sách là sát thực nhất, vì có quản lý thật mới biết các vấn đề cuộc sống đang mắc ở đâu, cuộc sống đang cần gì, có những khó khăn gì, khả năng tháo gỡ, và tháo gỡ như thế nào. Chưa hết đưa ra chính sách và dịch chính sách đó thành luật cần nhất là phải cẩn trọng, Nghị viện thông qua luật nhưng cũng cần phải tính đến khả năng của Hành pháp trong việc đưa luật đó vào cuộc sống. Đấy cũng chính là chú ý đến tính khả thi của luật.
Chưa hết Tổng thống có quyền bổ nhiệm thành viên Hành pháp, bổ nhiệm thẩm phán nhưng vẫn phải được Thượng Nghị viện phê chuẩn. Tại sao cần phải như vậy? Các nhà lập hiến cho rằng, sự phê chuẩn ấy sẽ tạo ra một sự đối trọng khách quan cần thiết tránh nguy cơ tạo thành những nhóm lợi ích bởi những quan hệ thân hữu. Rồi Tổng thống có quyền rất lớn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chính trị, đó chính là thủ tục điều trần (impeachment) của Nghị viện và buộc Tổng thống phải từ chức nếu phản quốc, tham nhũng, phạm trọng tội.
Sự tài tình của các nhà lập hiến ở chỗ mặc dù tạo ra một ngành hành pháp bị kìm chế đối trọng (check and balance), bị giám sát nhưng nó vẫn có khả năng phát huy cao độ những gì một ngành hành pháp cần phải có. Ngày này điều này lại càng đúng khi thế giới đổi thay không ngừng với sức ép của thị trường, của công luận đến chóng mặt càng không cho phép có những quyết sách chậm chễ.
Mục đích của Hiến pháp là gì, nếu không phải là đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực nhà nước, hạn chế nguy cơ lạm quyền từ phía nhà nước? Nhìn vào lịch sử ta sẽ thấy, những nhà lập hiến Hoa Kỳ đã khéo léo tạo ra một chính quyền liên bang đủ mạnh (trong đó quan trọng nhất là ngành hành pháp), khéo léo giới hạn quyền lực của cả liên bang lẫn tiểu bang để bảo vệ quyền con người. Kết quả là người dân Mỹ được tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, có niềm tin vào chính trị và niềm tin vào công lý trong xã hội.
Cái gì hợp lý thì tồn tại, và cái gì tồn tại lâu dài theo thời gian là ít nhiều đã chứa đựng tính hợp lý. Những suy nghĩ tiến bộ của những nhà lập hiến Mỹ cách đây hơn hai thế kỷ, đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ và trở thành giá trị văn minh chung của nhân loại. Ngày nay bất kì quốc gia nào, không phân biệt chế độ chính trị, muốn văn minh, tiến bộ không thể khác hơn đều đã và đang kế thừa những hạt nhân hợp lí, tích cực của những tư tưởng về xây dựng một ngành hành pháp mạnh và hiệu năng này.
Ngày nay ta cũng chớ vội tự mãn với câu chữ mà hậu thế vay mượn của Abraham Lincoln cũng từ nước Mỹ là "nhà nước của dân, do dân, vì dân". Các nhà nước đương đại trên thế giới đều tuyên bố hùng hồn những mỹ từ đó. Nhưng triết lý của vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để người dân thực sự làm chủ mới là vấn đề quan trọng. Điều này lại có quá nhiều cách lập luận và lí giải khác nhau để biện minh, nhưng có một điều chắc chắn là nếu quyền lực không có sự giám sát, chế ước, cân bằng bởi các cơ quan khác thì nguy cơ lạm quyền, mất dân chủ sẽ vẫn cứ diễn ra.
--------------------------------------
[1] Trong lịch sử, kể từ năm 1797, Hạ nghị viện mới biểu quyết điều khoản luận tội đối với 16 quan chức liên bang: 2 tổng thống, 1 thành viên nội các, 1 thượng nghị sĩ, 1 chánh án Toà án tối cao và 11 thẩm phán liên bang. Năm 1868, Tổng thống Andrew Johnson bị luận tội về những vấn đề liên quan đến cách đối xử thích đáng đối với các bang bại trận sau khi kết thúc cuộc Nội chiến. Tuy nhiên Thượng viện đã thiếu một phiếu để đủ 2/3 số phiếu thuận cần thiết để kết tội và Johnson vẫn tại vị cho đến hết nhiệm kì. Năm 1974, do vụ Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức sau khi Uỷ ban tư Pháp của Hạ Viện kiến nghị luận tội, và trước khi toàn thể Hạ viện kịp bỏ phiếu thông qua dự luật luận tội. Gần đây nhất, 1998, Bill Clinton bị Hạ viên luận tội về tội khai man và cản trở hoạt động tư pháp, tuy nhiên sau khi xét xử, Thượng viện đã miễn tội cho ông vì không đủ đa số phiếu về cả hai lời buộc tội.
Posted by Unknown
on 19:18. Tags
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
.
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0.
Feel free to leave a response