|

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TÒA ÁN HIẾN PHÁP Ở ĐỨC




Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn 

Vấn đề bảohiến ngày nay ở bất cứ quốc gia nào cũng là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cótác động trực tiếp đến cả hệ thống pháp luật. Mô hình tài phán hiến pháp ở Cộng hòa Liên bang Đức đến nay vẫn được đánh giá là một trong những mô hình bảo hiến thành công trên thế giới. Bài viết dướiđây chia sẻ những thông tin cơ bản về vịtrí pháp lý, cơ cấu, thẩm quyền, và những đảm bảo cho sự độc lập của Thẩmphán Tòa án Hiến pháp CHLB Đức. Cuối bài viết, tác giả cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá những thành công của mô hình này, đồng thời có lời bàn ngắn liên hệ với điều kiện ở Việt Nam.
1. Vị trípháp lý của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức
Theo Điều 1 khoản 2 Luật Tòa án Hiến pháp liên bang(Tiếng Đức: Gesetz über das Bundesverfassungsgericht - BVerfGG - dưới đây viếttắt là LTAHPLB)[1],Tòa án hiến pháp liên bang Đức có trụ sở tại Karlsruhe. Tòa án này được thànhlập và đi vào hoạt động từ năm 1951 đến nay.
Tòa án hiến pháp cộng hòa liên bang Đức đồng thời có2 chức năng:
Chức năngthứ nhất - chức năng cơ quan xét xử: Tòa án hiến pháp liên banglà một cơ quan có chức năng xét xử như các Tòa án khác (Theo các Điều 92, 93,94, 97 Luật cơ bản [dưới đây viết tắt là LCB]). Điều 92 Câu 1 LCB qui định: “Quyền xét xử được trao cho thẩm phán”.Điều này có nghĩa rằng ở Đức, thẩm phán luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đốivà cũng nhận lấy trách nhiệm to lớn trước nhà nước và xã hội. Qui định này đượcbổ sung bởi Điều 97 Khoản 1 LCB: “Khi xétxử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo luật (Gesetze)”.[2]
Chức năngthứ hai - chức năng của một cơ quan hiến định độc lập: Theo Điều 1 Khoản 1LTAHPLB, Tòa án hiến pháp liên bang là một thiết chế hiến định(Verfassungsorgan) giống như các thiết chế khác ở liên bang như Hạ nghị viện(Bundestag), Thượng nghị viện (Bundesrat), Tổng thống liên bang(Bundespräsident) và Chính phủ liên bang (Bundesregierung).[3] 
Hai chức năng này tạo nên vị trí độc lập của Tòa ánhiến pháp liên bang trong hoạt động xét xử theo thẩm quyền tại các Điều 93,Điều 100, Điều 21 Khoản 2, Điều 41 khoản 2, Điều 61, Điều 93 khoản 1 số4b. 

2. Cơ cấucủa Tòa án Hiến pháp liên bang 
Theo Điều 2 Khoản 1 và Khoản 2 LTAHPLB thì Tòa ánHiến pháp liên bang được chia thành 2 Hội đồng xét xử (zwei Senaten), mỗi Hộiđồng xét xử gồm có 8 thẩm phán.
Hội đồng xétxử thứ nhất có nhiệm vụ xét xử cácvụ việc liên quan đến việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân được qui địnhtrong Luật cơ bản (Grundrechte) từ phía nhà nước theo Điều 14 Khoản 1 LTAHPLB,gọi chung là các khiếu kiện Hiến pháp (Verfassungsbeschwerde).
Hội đồng xétxử thứ hai có nhiệm vụ giải quyếtcác vấn đề còn lại thuộc thẩm quyền theo Điều 14 Khoản 2 LTAHPLB. 

3. Thẩmquyền của Tòa án Hiến pháp liên bang 
Thẩm quyền của Tòa án này được qui định cụ thể ởnhiều Điều khác nhau trong Luật cơ bản như Điều 93, Điều 100, Điều 21 Khoản 2,Điều 41 khoản 2, Điều 61, Điều 93 khoản 1 số 4b.[4]
Trong những quy định này,  thẩm quyền quan trọngnhất của Tòa án Hiến pháp gồm:
  • Quyền tuyên bốmột đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản (Điều 100 khoản 1LCB);[5] 
  • Quyền giải thíchHiến pháp (Điều 93 khoản 1 số 2 LCB);[6]  
  • Quyền giải quyếtxung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Liên bang (Điều 93 khoản 1 số 1LCB);[7] 
  • Quyền giải quyếttranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và tiểu bang (Điều 93 Khoản 1 số 3 và số4);[8] 
  • Quyền giải quyếtkhiếu kiện liên quan đến bầu cử (Wahlprüfungsverfahren) (Điều 41 Khoản 2 LCB)[9],giải quyết việc cấm một Đảng phái nào đó hoạt động (Parteiverbotsverfahren -Điều 21 Khoản 2 LCB)[10],Khiếu kiện Tổng thống (Điều 61 Khoản 2 LCB);[11] 
  • và đặc biệt là quyềngiải quyết khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân khi bị cơ quan công quyền xâm phạmcác quyền cơ bản qui định từ Điều 1 đến Điều 19 LCB (Verfassungsbeschwerde -Điều 93 khoản 1 số 4a).[12] 
Theo số liệu thống kê thực tế của Tòa án Hiến phápliên bang Đức về số lượng giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiến pháp liên bangĐức từ 7/9/1951 đến 31/12/2007 công bố tại website của Tòa án hiến pháp liênbang[13] thì: số lượng vụ việc thụ lý là 169.502 vụ việc, trong số đó có tới 163.374 vụviệc (chiếm tới 96,37%) là các khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân(Verfassungsbeschwerde). Điều này cho thấy đa phần các vụ việc trên thực tế củaTòa án Hiến pháp liên bang là giải quyết khiếu kiện Hiến pháp(Verfassungsbeschwerde - Điều 93 khoản 1 số 4a LCB).[14] 

4. Những điềukiện bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang 
Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong hoạtđộng xét xử. Hình tượng vị thần công lý (Tiếng latinh: iustitia) được người xưa nhân cách hóa bằng hình ảnhngười phụ nữ bịt mắt một tay cầm cân, một tay cầm kiếm để nói lên khát vọng củacon người về công lý. Việc bịt mắt ở đây không có nghĩa là người thẩm phán hayngười ra phán quyết mù lòa về mặt pháp lý, mà là việc mong muốn phán quyết phải thật sự khách quan, khôngthiên vị. Nhưng làm thế nào để thẩm phán thực sự khách quan, không thiênvị?
Ở Cộng hòa liên bang Đức, họ đã đặt ra những điềukiện sau:
Thứ nhất, tiêuchuẩn Thẩm phán: Theo Điều 94 Khoản1 LCB, Điều 3, Điều 98 LTAHPLB, Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang phải đạtnhững tiêu chuẩn sau:
  • Từ 40 tuổi trởlên (Điều 3 Khoản 1 LTAHPLB);
  • đủ năng lựcvề pháp lý (Điều 3 Khoản 2 LTAHPLB và Điều 5 Khoản 1 Luật thẩm phán (DeutschesRichtergesetz).[15]Có đủ năng lực pháp lý ở đây theo Điều 5 Khoản 1 Luật thẩm phán là người phảihoàn thành kỳ thi quốc gia thứ hai về luật (2. Juristisches Staatsexamen)hoặc là Giáo sư luật (Professor der Rechte) tại trường Đại học ở Đức; 
  • Không được đồngthời là thành viên của Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, cũng như bấtcứ cơ quan nào của bang. Qui định này nhằm đảm bảo yêu cầu độc lập, khách quancũng như tính trung lập (Unparteilichkeit) của thẩm phán (Điều 94 Khoản 1 Câu 3L và Điều 3 Khoản 3 LTAHPLB).
Thứ hai, quitrình bầu thẩm phán: Thẩm phánTAHPLB được bầu theo Điều 94 Khoản 1 Câu 2 LCB và các Điều  từ Điều 5LTAHPLB, theo nguyên tắc bầu đa số tiêu chuẩn (phải đạt được 2/3 số thành viêntán thành). Các thẩm phán được bầu theo nguyên tắc một nửa là từ Hội đồng bầuthẩm phán (Richterwahlausschuss) của Hạ viện (Theo Điều 6 LTCTAHPLB) và một nửalà bởi Thượng viện (Theo Điều 51, 52 LCB và Điều 7 LTCTAHPLB).[16] 
Thứ ba, nhiệmkỳ kéo dài: Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòaán hiến pháp liên bang là 12 năm. Theo qui định tại Điều 4 LTAHPLB, Thẩm phánchỉ được bầu duy nhất 1 lần.
Thứ tư, điềukiện đồng nghiệp giúp việc về khoa học: Theo Điều 13 Khoản 1 Luật tổ chức Tòa án Hiến pháp liên bang (GeschOBVerfG), Tòa án hiến pháp liên bang hiện nay ở Karlsruhe có khoảng 60 đồngnghiệp, là các chuyên gia giỏi, giúp việc về khoa học (wiss. Mitarbeiter). Đây thực sự là trợ lực quantrọng giúp các thẩm phán Tòa án hiến pháp liên bang có thể hoàn thành nhiệm vụbảo hiến cao cả của mình.[17]
Thứ năm, thunhập tương xứng với trách nhiệm:Theo qui định của Luật về thu nhập của thành viên Tòa án Hiến pháp liên bang(Gesetz über das Amtsgehalt der Mitglieder des Bundesverfassungsgerichts)[18] thì lương của Chánh án Tòa án Hiến pháp liênbang tương đương với lương của Bộ trưởng khoảng 15.500 Euro/ 1 tháng (khoảng465.000.000 đồng Việt Nam/ 1 tháng). Lương củaThẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang tương đương với lương của Chánh án Tòa ánTối cao (Nhóm BBesO R10) khoảng 12.503 Euro/ 1 tháng (khoảng375.000.000 đồng Việt Nam/ 1 tháng).[19]
Thứ sáu, chủđộng trong mọi hoạt động nội bộ của Tòa án (Geschäftsordnungs-autonomie): Theo Điều 1 Khoản 3  LTAHPLB, Tòa án Hiến phápliên bang có quyền ban hành một điều lệ riêng, tự quyết về tổ chức của mình.
Thứ bảy, độclập với hành chính: Theo Điều 94 Khoản1 Câu 3 LCB và Điều 3 Khoản 3 LTCTAHPLB thì Tòa án Hiến pháp liên bang: 
  • Không có giámsát công vụ (keine Dienstaufsicht)[20], 
  • Không có sự chỉđạo công tác xét xử từ bên ngoài (keine Dienstweg), 
  • Không phụ thuộcvào các cơ quan hành chính trong việc trả lương, có ngân sách riêng độc lập (eigenerHaushalt) về việc trả lương thẩm phán.[21]
Thứ tám, độclập quyết định khi xét xử của từng thành viên trong hội đồng (Entscheidungen im Senat): Theo Điều 15 Khoản 2 Câu 1 LTAHPLB, khi xét xử, Hộiđồng xét xử phải có ít nhất 6 trên tổng số 8 thẩm phán tham gia và quyết địnhtheo nguyên tắc quá bán (einfach Mehrheit). Trong trường hợp số phiếu bằng nhauthì giải quyết theo Điều 15 Khoản 4 Câu 3 LTAHPLB). Khi xét xử mỗi thẩm phán hoàn toàn độc lập. Chánhán Tòa án Hiến pháp liên bang là chức danh về hành chính, được thay đổi luânphiên và không có quyền được chỉ đạo các thẩm phán khác khi xét xử (Điều10 Khoản 1 Luật tổ chức TAHPLB). Ý nghĩa đặc biệt nhất trongphán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang chính là giá trị của phán quyết đượcqui định tại Điều 31 Khoản 1 LTAHPLB: "Phánquyết của Tòa án Hiến pháp liên bang có hiệu lực ràng buộc đối với các thiếtchế hiến định của liên bang, các tiểu bang cũng như tất cả các tòa án và cơquan hành chính.[22]

5. Nhữngthành công cơ bản
Thứ nhất, thành công trong việc xác định chính xác vị trípháp lý của Tòa án hiến pháp liên bang với hai tư cách vừa là cơ quan xét xử, nhưng cũng vừa là một thiết chế hiến định độclập với các thiết chế khác ở liên bang. Chính điều này phản ánh vị trí màcơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp nhất thiết cần thiết phải có.[23]
Thứ hai, việc chiathành 2 Hội đồng xét xử là một qui định thành công. Sở dĩ nói qui định nàythành công vì thực tế tiến độ xét xử các vụ việc liên quan đến Hiến pháp đượcđẩy nhanh, đồng thời tính chuyên môn hóa ng được nâng cao do mỗi Hội đồng xét xửphụ trách một nhóm các khiếu kiện hiến pháp độc lập.[24]
Thứ ba, thẩm quyềngiải quyết các khiếu kiện Hiến pháp của công dân nhằm bảo vệ các quyền cơ bản,chống lại sự xâm phạm từ phía nhà nước của Tòa án hiến pháp liên bang có một ýnghĩa đặc biệt quan trọng. Việc thẩm quyền này được sử dụng nhiều thông qua sốlượng vụ việc giải quyết khiếu kiện hiến pháp của công dân trên thực tế chothấy mức độ quan trọng của nó trong tươngquan với các thẩm quyền khác của Tòa án hiến pháp liên bang.
Thứ tư, khi đã trở thành Thẩm phán, trong công việc củamình, Thẩm phán có những ưu ái đặc biệt nhưnhiệm kỳ kéo dài (12 năm), được trả mức lương cao, có nhiều đồng nghiệp là cácchuyên gia pháp lý hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc. Những điều kiện này giúpThẩm phán có đủ điều kiện vật chất, điều kiện làm việc, hoàn toàn yên tâm tậptrung cho công việc một cách tốt nhất.
Thứ năm, ngoài những tiêu chuẩn như phải từ 40 tuổi trở lên(Điều 3 Khoản 1 LTAHPLB), có đủ năng lực về pháp lý (Điều 3 Khoản 2 LTAHPLB vàĐiều 5 Khoản 1 Luật thẩm phán (Deutsches Richtergesetz),  Luật cơ bản vàLuật Tòa án hiến pháp liên bang còn có một qui định rất quan trọng là Thẩm phán không được đồng thời là thành viêncủa Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, cũng như bất cứ cơ quan nào củabang. Qui định này ngoài việc phản ánh đúng nguyên tắc phân quyền trong tổchức bộ máy nhà nước, còn khiến thẩm phán hoàn toàn vô tư và khách quan trongviệc xét xử. Thẩm phán Tòa án Hiến pháp khi phán quyết chỉ tuân theo luật, không chịu bất cứ tácđộng nào từ phía bên ngoài, không chịu bất cứ sự chỉ đạo nào về mặt chính trịhay hành chính. Đây là tiêu chí, là đòi hỏi quan trọng nhất đảm bảo tính độc lập của thẩm phán.

NMT


[1] Luật Tòa án Hiến phápliên bang Đức lần đầu tiên được công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 1951, trên Côngbáo số 1 từ trang 243, có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 4 năm 1951. Đạoluật này đã được sửa đổi, bổ sung và được công bố ngày 11 tháng 8 năm 1993,trên Công báo số 1 năm 1993  từ trang1473. Gần nhất là Điều 11 được sửa đổi và công bố vào ngày 22 tháng 12 năm 2010trên Công báo 2010, số 1, từ trang 2248, có hiệu lực 22 tháng 12 năm 2010. Mặcdù đạo luật này do Nghị viện ban hành, nhưng thực chất nó xây dựng một quitrình tố tụng hiến pháp bền vững, cùng với qui định tự hành trong hoạt động(Geschäftsordnungsautonomie – Điều 1 Khoản 3 BverfGG), luật này bảo vệ tốt hơnsự độc lập của Tòa án, đồng thời khiến Nghị viện cũng sẽ không dễ dàng sửa luậtnhằm tìm cách can thiệp vào công tác xét xử của Tòa án Hiến pháp.
[2] Khái niệm luật (Gesetz)tại Điều 97 Khoản 1 LCB trong sự liên hệ với Điều 20 Khoản 3 LCB và Điều 100Khoản 1 Câu 1 LCB được hiểu theo nghĩa rộng tức là không chỉ các đạo luật củaliên bang (Gesetze), mà còn các văn bản dưới luật (Rechtsverordnungen,Satzungen) và luật tập quán (Gewohnheitsrecht). Xem thêm: Jarass/Pieroth, Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland,Kommentar, 9. Aufl., 2007, Art. 97,Rn.1f.
[3] Ở Cộng hòa liên bang Đức theo qui định củaLuật cơ bản có 5 thiết chế Hiến địnhcủa liên bang (Verfassungsorgane): Hạ viện (Bundestag), Thượng viện (Bundesrat),Chính phủ (Bundesregierung), Tổng thống (Bundespräsident) và Tòa án hiến phápliên bang (Bundesverfassungsgericht). Về nguyên tắc, các thiết chế này là nganghàng nhau, kiểm soát và cân bằng quyền lực, không cơ quan nào cao hơn cơ quannào. Các Tòa án tối cao liên bang (Bundesgerichthofs) trong hệ thống các cơ quantư pháp (Rechtsprechung) không có được vị trí này như Tòa án hiến pháp liênbang (Bundesverfassungsgericht).
[4] Tòaán Hiến pháp liên bang chỉ làm việc dựa trên cơ sở có khiếu kiện. Chức năng của Tòa án Hiến pháp khác với cơ quan hành chính không phảilà thi hành Hiến pháp hay luật, mà là bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
[5] Xem thêm: Wernsmann,Konkrete Normenkontrolle (Art. 100 Abs. 1 GG), Jura 2005,S. 328.
[6] Xemthêm: Jarass/Pieroth, Grundgesetz fürdie Bundesrepublik Deutschland, Kommentar, 9. Aufl., 2007, Art. 93, Rn.19f.
[7] Xemthêm: Jarass/Pieroth, Grundgesetz fürdie Bundesrepublik Deutschland, Kommentar, 9. Aufl., 2007, Art. 93, Rn.5f.
[8] Xem thêm: Hillgruber/Goos,Verfassungsprozessrecht, 2.Aufl. 2006; Alleweldt,BVerfG und Fachgerichtsbarkeit 2006.
[9] Xem thêm: T.Koch, „Bestandsschutz“ für Parlamente?– Überlegungen zur Wahlfehlerfolgenlehre, DVBl 2000, 1093; Roth, Subjektiver Wahlrechtsschutz und seine Beschränkungen durchdas Wahlprüfungsverfahren, FS Graßhof, 1998, S. 53.
[10] Xem thêm các phán quyếtcủa Tòa án Hiến pháp liên bang: BVerfGE 4, 27 (30f.); BVerfGE 11, 239, (241ff.).
[11] Xem thêm: Kunig, Der Bundespräsident, Jura 1994,S. 217f.; Kilian, DerBundespräsident als Verfassungsorgan, JuS 1988, S. 33.
[12] Xem thêm: Zuck,Das Recht der Verfassungsbeschwerde, 3. Aufl., 2006; Hain, Die Individualverfassungsbeschwerde nach Bundesrecht, 2002.
[13] Số liệu thống kê thực tếcủa Tòa án Hiến pháp liên bang Đức về giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiếnpháp liên bang Đức từ ngày 7/9/1951 đến ngày 31/12/2007 công bố tại websitechính thức của Tòa án hiến pháp liên bang Đức tại địa chỉ: http://www.bundesverfassungsgericht.de/organisation/gb2007/A-I-1.htmltruy cập gần nhất ngày 5/3/2011.
[14] Tuy nhiên cũng theo sốliệu khảo sát này (xem Footnote số 13), trong số những vụ việc được thụ lý liênquan đến khiếu kiện Hiến pháp (Verfassungsbeschwerde) chỉ có 3.983 vụ (chiếmkhoảng 2,5%) được giải quyết thành công.
[15] Luật thẩm phán của Đức lầnđầu tiên được công bố ngày 8/9/1961, tại Công báo số 1 năm 1961 từ trang 1665,có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1962. Đạo luật này được sửa đổi, bổ sung, được công bố lần thứ hai ngày19/4/1972, đăng trên Công báo số 1 năm 1972, từ trang 713.
Theo qui định chung ở Đức, một người saukhi hoàn thành kì thi quốc gia thứ hai về luật sẽ được nhận một chứng nhận kếtthúc quá trình đào tạo luật chính thức (die voll-juristische Ausbildung) có tênlà chứng nhận Assessor, đây là điều kiện cần để một người có thể hành nghề luậtnhư Luật sư, thẩm phán, công chức, công tố viên hoặc tiếp tục nghiên cứu ởtrường Đại học hay một Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, để có được chứng nhận nàymột người trung bình phải mất từ 9 đến 10 năm (theo thống kê của Bộ Tư Pháp Đứcđộ tuổi trung bình khi học Đại học Luật là 19-20 tuổi và kết thúc kỳ thi quốcgia thứ hai là khoảng 28-29 tuổi). Ngoài ra, muốn trở thành giáo sư đại học(Professor), ngoài việc có chứng nhận Assessor, sau khi bảo vệ thành công luậnán tiến sĩ (Doktorarbeit), người có học vị tiến sĩ phải tiếp tục tích lũy nhiềuđiều kiện khác như: 1. Hoàn thành bậc sau tiến sĩ (Habilitation), bảo vệ thànhcông đề tài sau tiến sĩ (Habilitationsschrift); 2. Tích lũy đủ các công trìnhkhoa học; 3. Tích lũy đủ kinh nghiệm giảng dạy và 4. Được một trường Đại họccông nhận và bổ nhiệm. (Xem thêm: Nigel Foster, Satish Sule, German LegalSystem and Laws, 3. Edition, Oxford, 2008, p. 86).
[16] Xem thêm: H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007,§ 19, Rn.1-28.
[17] Xem: Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl. 2010, Rn. 1611ff.
[18] Luật về thu nhập của thành viên Tòa án Hiến pháp liên bang (Gesetz überdas Amtsgehalt der Mitglieder des Bundesverfassungsgerichts) được ban hành ngày28/02/1964, công bố tại Công báo năm 1964, quyển 1, từ trang 133, có hiệu lựcthi hành từ ngày 1/7/1964.
[19] Theo danh mục bảng lương4, nhóm R, Luật trả lương của liên bang: AnlageIV Tabelle „R“ zum Bundesbesoldungsgesetz, cập nhật đến 28 tháng 2/ 2011.
[20] Xem thêm: Kischel, Amt, Unbefangenheit und Wahlder Bundesverfassungsrichter, HbStR III, 2005, § 69; Pieper, Verfassungsrichterwalen, 1998.
[21] Xem: E. Schmidt - Jortzig, Aufgabe, Stellung und Funktion des Richtersim demokratischen Rechtsstaat, NJW 1991, 2377f.; Groepl, Staatsrecht I, 2. Aufl. 2010, Rn. 1611ff.
[22] Xem thêm: H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007,§ 19, Rn.1-28; E. Schmidt - Jortzig,Aufgabe, Stellung und Funktion des Richters im demokratischen Rechtsstaat, NJW1991, 2377–2383; D. Grimm,Verfassungsgerichtbarkeit im demokratischen System, JZ 1976, S. 697-703.
[23] D. Leuze, Richterliche Unabhängigkeit, DÖD 2005, 78–83; D. Grimm, Verfassungsgerichtbarkeit imdemokratischen System, JZ 1976, 697–703.
[24] Xem thêm: Trí Hảo, Philipp Kunig, Đặc trưng của mô hình tài phán Hiến pháp Đức, Nghiên cứu lậppháp. Văn phòng quốc hội, Số 8 (4/2009), tr. 52–57.
-----------------------

 Lời bàn:

Ở Việt Nam, chủ đề bảo hiến đã được rất nhiều những nhà khoa học nghiên cứu và phân tích dưới các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên tôi cho rằng, trước khi đặt ra vấn đề bảo hiến ở Việt Nam cần phải xem lại, đặt ngược lại vấn đề một cách nghiêm túc rằng Hiến pháp hiện hành có đángcó cần được bảo vệ hay không? Nếu có, thiết chế nào có khả năng độc lập, có khả năng đối trọng với các thiết chế khác đứng ra làm nhiệm vụ này?
Việt Nam vẫn có những vấn đề riêng của mình mà kinh nghiệm của Đức hay của các quốc gia tân tiến cũng không thể giúp gì được nhiều. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng nếu chỉ sửa những vấn đề nhỏ trước mắt, mà không đi thẳng giải quyết các vấn đề thuộc về bản chất như: mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân, đặc biệt là các quyền chính trị và tư pháp; hạn chế quyền lực nhà nước thông qua tích hợp hạt nhân hợp lý của cơ chế phân quyền, kiểm soát và cân bằng quyền lực; xây dựng cơ chế tài phán hiến pháp độc lập và trả lại cho người dân quyền phúc quyết hiến pháp thì lần sửa đổi hiến pháp tới đây vẫn sẽ đi vào ngõ cụt, vẫn đi theo "vết xe đổ" giống như những lần sửa đổi trước mà thôi. 

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 03:57. Tags , . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response