15 NGHÌN ĐỒNG MỘT NGÀY CÔNG: GIÁO VIÊN SỐNG SAO ĐÂY?
Sựviệc ba mươi giáo viên trường mầm non xã Mậu Lâm,huyện Như Thanh, Thanh Hóa đồng loạt xin nghỉ việc vớilý do là mức lương quá thấp vừa qua thực sự là một việc đau lòng. Theo bài báo, trungbình một giáo viên mầm non đứng lớp ngày hai buổi ởđây được nhận 15 nghìn đồng, cả tháng trừ tất cảcác khoản phải đóng họ được nhận khoảng 500 nghìnđồng.
Phàm là con người, không ai có thể uống nước lã, hưởng khí trời mà sống mãi. Tại sao một người lao động làm việc cả ngày cật lực như vậy mà chỉ được nhận 15 nghìn đồng? Thử hỏi với tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá như hiện nay, nếu là quí vị, quí vị sẽ uống gì, ăn gì và sẽ sống như thế nào với số tiền đó? quí vị có đủ tiền cho con ăn học, có đủ kiên nhẫn để tiếp tục say mê với công việc, với lý tưởng của mình không?
Hiện tại mức chênh lệnh giàu nghèo ở Việt Nam đã quá lớn, mà nguyên nhân trực tiếp không gì khác hơn là do tham nhũng, lãng phí và do người giàu phải đóng thuế nhưng đóng thuế thấp hoặc nhiều khoản thu nhập chưa phải đóng thuế.
Một khi tham nhũng tràn lan, người giàu đóng thuế thấp khi ấy nhà nước sẽ không có tiền, không thể lo phúc lợi xã hội một cách đầy đủ, không tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người thất nghiệp.
Thất nghiệp hoặc làm nhưng không đủ ăn, mức lương quá thấp, đó là nguyên nhân tạo ra nhiều người đói, nhiều người túng thiếu. Như một qui luật tự nhiên, đói ăn vụng, túng làm liều, đấy là một trong những nguyên nhân khách quan nảy sinh ra nhiều tội phạm, xã hội cũng vì thế mà bất ổn, thiếu an toàn.
Ở Đức cũng như nhiều nước khác hiện nay người lao động thu nhập cao phải nộp thuế khá cao. Trung bình một người đi làm phải đóng các loại thuế và bảo hiểm từ 40 đến 60% thu nhập, tùy từng loại công việc. Thu nhập sau thuế (Netto) mà người lao động được nhận thấp hơn nhiều so với thu nhập trước thuế (Brutto).
Thất nghiệp hoặc làm nhưng không đủ ăn, mức lương quá thấp, đó là nguyên nhân tạo ra nhiều người đói, nhiều người túng thiếu. Như một qui luật tự nhiên, đói ăn vụng, túng làm liều, đấy là một trong những nguyên nhân khách quan nảy sinh ra nhiều tội phạm, xã hội cũng vì thế mà bất ổn, thiếu an toàn.
Ở Đức cũng như nhiều nước khác hiện nay người lao động thu nhập cao phải nộp thuế khá cao. Trung bình một người đi làm phải đóng các loại thuế và bảo hiểm từ 40 đến 60% thu nhập, tùy từng loại công việc. Thu nhập sau thuế (Netto) mà người lao động được nhận thấp hơn nhiều so với thu nhập trước thuế (Brutto).
Ví dụ:
Dướiđây là bảng kê thu nhập của một người lao động ởĐức (số liệu hiện tại năm 2011). Ví dụ, với cấp độ thuế số 2 (Steuerklasse 2), trong tổng số 6 cấp độ, nếu thu nhập trướcthuế là 5000 Euro, ngườilao động cuối cùng chỉ được nhận 2.819,84 Eurodophải đóng các loại thuế, bảo hiểm.
Năm 2011 | Tháng | |
Thu nhập trước thuế (Brutto-Arbeitslohn) | 60.000,00 Euro | 5.000,00 Euro |
Thuế thu nhập (Lohnsteuer) | 13.279,00 Euro | 1.106,58 Euro |
Thuế đoàn kết (Solidaritätszuschlag) | 730,35 Euro | 60,86 Euro |
Thuế nhà thờ (Kirchensteuer) | 1.195,10 Euro | 99,59 Euro |
Bảo hiểm y tế (Krankenversicherung) | 3.653,10 Euro | 304,42 Euro |
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe (Pflegeversicherung) | 434,36 Euro | 36,20 Euro |
Bảo hiểm hưu trí (Rentenversicherung) | 5.970,00 Euro | 497,50 Euro |
Bảo hiểm thất nghiệp (Arbeitslosenversicherung) | 900,00 Euro | 75,00 Euro |
Thu nhập sau khi trừ thuế và bảo hiểm (Netto-Arbeitslohn) | 33.838,09 Euro | 2.819,84 Euro |
Đọc những con số trên xin quí vị đừng vội hiểu một chiều rằng như vậy nhà nước là bóc lột. Người Đức đi làm họ không hiểu như thế. Nhiều người hiểu rằng việc đóng thuế là trách nhiệm xã hội của họ, của người lao động trưởng thành đối với cộng đồng, đổi lại họ, gia đình, con cái của họ được sống trong một xã hội thực sự an toàn, phúc lợi xã hội được chăm lo đầy đủ. Còn lại trách nhiệm của nhà nước là phải tính toán đầy đủ cả hai vấn đề: một mặt tính toán sao cho với mức thu nhập sau thuế người lao động vẫn đủ đảm bảo cuộc sống của họ; mặt khác vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, trình độ cao phải được hưởng mức lương cao hơn. Làm được hai việc đó, nhà nước sẽ đạt được ba mục đích sau:
- Thứ nhất, nhà nước sẽ có đủ nguồn tài chính để lo cho những đối tượng thuộc diện chính sách xã hội như người thất nghiệp, người già, người tàn tật, hay lo cho những vấn đề có tính phúc lợi chung, những vấn đề thuộc an sinh xã hội hay cứu trợ xã hội;
- Thứ hai, mức chênh lệch giàu nghèo sẽ không quá cách biệt do người lao động thu nhập càng cao thì sẽ càng phải đóng thuế nhiều, hay nói cách khác nhà nước hoàn toàn kiểm soát được mức chênh lệch giàu nghèo.
- Thứ ba, tình trạng tội phạm sẽ được hạn chế, xã hội trở nên ổn định và an toàn hơn do mọi người đều được chăm lo, phúc lợi xã hội tốt, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, không có người quá giàu hay quá nghèo, ai cũng được hưởng những phúc lợi chung.
Hivọng trong một tương lai không xa, nhà nước sẽ xem xét,điều chỉnh để có chính sách lương và thuế hợp lý, minh bạch hóa thu nhập nhằm đẩy lùi tệ nạn thamnhũng, để làm sao một mặt người lao động có trình độ cao được trả lương xứng đáng, một mặt bất cứ ai, làm công việc gì chí ít cũng đủsống, yên tâm dành hết tâm huyết của mình tập trung cho côngviệc.
Nguyễn Minh Tuấn
Hivọng trong một tương lai không xa, nhà nước sẽ xem xét,điều chỉnh để có chính sách lương và thuế hợp lý, minh bạch hóa thu nhập nhằm đẩy lùi tệ nạn thamnhũng, để làm sao một mặt người lao động có trình độ cao được trả lương xứng đáng, một mặt bất cứ ai, làm công việc gì chí ít cũng đủsống, yên tâm dành hết tâm huyết của mình tập trung cho côngviệc.
Nguyễn Minh Tuấn
--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Bài viết của tác giả Hoàng Sơn, Báo điện tử VnMedia, đăng ngày 7/9/2011 tại đây
(VnMedia) - Ngay trong ngày khai giảng năm học mới 2011 - 2012, hàng chục giáo viên ở một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện miền núi Như Thanh, Thanh Hoá đã đồng loạt nghỉ việc. Nguyên nhân khiến nhiều giáo viên tự ý không đến trường là do tiền lương quá thấp.
Bà Hoàng Thị Chung, Hiệu trưởng trường mầm non xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh cho biết: "Sáng 5/9, nhà trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới theo kế hoạch, nhưng bất ngờ 20 cô giáo không đến tham dự lễ khai giảng. Chúng tôi đã nhiều lần động viên nhưng họ vẫn nhất định không chịu đến trường. Cho đến sáng 6/9, toàn bộ 34 giáo viên trong diện hợp đồng vẫn tiếp tục không vào nhận lớp mà kéo lên phòng hội đồng để yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết chế độ tiền lương và các chế độ khác liên quan đến đời sống".
“Sáng nay (6/9), chỉ có 7 giáo viên trong diện biên chế tham gia đứng lớp, còn lại tất cả các giáo viên trong trường đều nghỉ dạy”, bà Chung cho hay. Trước đó, vào đêm 4/9, tập thể giáo viên Mầm non xã Mậu Lâm đã ký đơn gửi tổ chức công đoàn nhà trường, yêu cầu hỗ trợ tiền lương để họ có thể cải thiện cuộc sống, yên tâm công tác.
Tình trạng giáo viên bất ngờ bỏ lớp đã gây rất nhiều khó khăn và xáo trộn cho công tác giảng dạy và quản lý học sinh trong nhà trường. Theo Ban giám hiệu trường Mầm non Mậu Lâm cho hay, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc nhà nước chi trả tiền lương cho bậc học mầm non còn nhiều bất cập.
Theo phản ánh của hầu hết giáo viên đang làm việc tại ngôi trường này cho biết, với mức lương thực nhận, khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/người/tháng (sau khi trừ các khoản đóng góp như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn...hết 30,5%,), thì họ không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Tính trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non ở đây chỉ được khoảng 15 nghìn/người/ngày. Trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi/ngày.
Được biết, năm học 2011-2012, trường mầm non Mậu Lâm hiện có 46 cán bộ giáo viên. Trong đó chỉ có 7 giáo viên nằm trong biên chế ngạch viên chức là có thu nhập ổn định. Số còn lại (hợp đồng với Uỷ ban tỉnh là 35 người, hợp đồng với huyện là 1 người và 3 người ký hợp đồng với xã) đều đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì mức lương quá thấp. Thậm chí có 3 giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy nhưng đang phải nhận mức lương 250 nghìn/tháng vì họ chỉ được ký hợp đồng với xã.
Khi được hỏi về những khó khăn trong cuộc sống của mình, các giáo viên tại trường mầm non Mậu Lâm đều rơi nước mắt. Cô Phạm Thị Anh, người đã có 19 năm công tác tại trường cho biết, chúng tôi rất yêu trẻ, muốn cống hiến cho ngành giáo dục nhưng cực chẳng đã đành phải chọn giải pháp nghỉ việc để kiến nghị lên cấp trên tăng tiền trợ cấp cho số giáo viên trong diện hợp đồng, hỗ trợ chúng tôi đóng BHXH... vì hiện nay chúng tôi phải đóng 100% tiền bảo hiểm. Với số tiền chỉ hơn 500 nghìn đồng/người/tháng, nay lại phải đóng thêm khoản bảo hiểm thất nghiệp nữa thì chẳng còn là bao. Chúng tôi đình công không vì lý do gì khác ngoài nguyên nhân cuộc sống quá khó khăn.
Nghẹn ngào trong dòng nước mắt, cô giáo Bùi Thị Luyến tâm sự, chúng tôi không hề muốn đình công trong ngày khai giảng, bản thân tôi đã có 29 năm gắn bó với lũ trẻ làng, tôi rất yêu trẻ, rất yêu nghề dạy học, từ lúc đất nước còn khó khăn, chúng tôi phải nhận lương là 3 – 4kg gạo chúng tôi đã đi dạy học. Nay kinh tế lạm phát, giá cả tăng cao nhưng tôi cũng chỉ nhận khoản tiền lương trên 500 nghìn đồng/tháng, ngoài ra không có hỗ trợ gì khác nên đời sống rất bi đát.
Sáng 6/9, tất cả các lớp học tại 8 khu lẻ của trường mầm non Mậu Lâm đều đóng cửa vì giáo viên không chịu đến lớp. Theo báo cáo của UBND huyện Như Thanh, tình trạng giáo viên mầm non nghỉ việc không chỉ xảy ra tại xã Mậu Lâm mà tại xã Thanh Tân cũng đang xảy ra tình trạng tương tự.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin hàng loạt giáo viên mầm non ở một số xã đồng loạt bỏ trường, chúng tôi đã cử cán bộ Phòng Giáo dục xuống nắm bắt tình hình và xử lý vụ việc.
“Quan điểm của huyện là chia sẻ với chị em giáo viên, vì đây là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của họ. Trước mắt huyện sẽ xem xét hỗ trợ những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong những ngày tới để động viên họ quay trở lại trường làm việc. Về lâu dài, chúng tôi sẽ kiến nghị Uỷ ban tỉnh xem xét điều chỉnh mức lương cho số giáo viên này để họ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác”, ông Hùng nhấn mạnh.
Hoàng Sơn
Hoàng Sơn
Posted by Unknown
on 15:17. Tags
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
.
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0.
Feel free to leave a response