|

Toàn văn Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

  • Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this... ở góc phải để tải về)
  • Bộ Luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất


    CHÍNH PHỦ
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Số: 85/2011/NĐ-CP
    Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011

    NGHỊ ĐỊNH

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ100/2006/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNHMỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀNLIÊN QUAN

    Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căncứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căncứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    Căncứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6năm 2009;
    Xétđề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
    Điều1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaBộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:
    1. Bổsung các khoản 11, 12, 13, 14 và 15 Điều 4 như sau:
    “11. Tácphẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam làtác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
    12. Côngbố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại ViệtNam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ởbất kỳ nước nào.
    13.Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tácphẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm.
    14. Thùlao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm,chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễnthực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đếncông chúng.
    15.Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả chonhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả chotổ chức phát sóng.
    Quyềnlợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợivật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mờixem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãmtác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.”
    2.Điều 10 được sửa đổi như sau:
    “1. Bàigiảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 củaLuật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phảiđược định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
    2. Trongtrường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bàinói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tácgiả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữuquyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của LuậtSở hữu trí tuệ.”
    3. Bổsung Điều 19a vào sau Điều 19:
    “Điều19a. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
    1. Tácgiả chương trình máy tính quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14, Điều 22 của LuậtSở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    Tổ chức,cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trìnhmáy tính và tác giả chương trình máy tính có thể thỏa thuận khi ký hợp đồngsáng tạo về quyền đặt tên chương trình máy tính quy định tại khoản 1 Điều 19của Luật Sở hữu trí tuệ, về việc chỉnh sửa, nâng cấp chương trình máy tính quyđịnh tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    2. Tổchức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chươngtrình máy tính là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền công bố quy địnhtại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản độc quyền quy định tại Điều 20 củaLuật Sở hữu trí tuệ.
    Tác giảchương trình máy tính được hưởng tiền nhuận bút và quyền lợi vật chất khác theothỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
    3. Tổchức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thểlàm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hưhỏng hoặc không thể sử dụng được.”
    4. Bổsung Điều 20a vào sau Điều 20:
    “Điều20a. Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian
    Tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trítuệ được bảo hộ bao gồm:
    1. Tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của LuậtSở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câuđố và các hình thức thể hiện tương tự khác.
    2. Tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo,cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian,hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tựkhác.
    3. Tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của LuậtSở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêukhắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.”
    5.Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau:
    “2.Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trítuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữuthực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằngbất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hìnhthức điện tử.”
    6.Điều 26 được sửa đổi như sau:
    “1. Thờihạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 củaLuật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩmđược công bố lần đầu tiên.
    Thời hạnbảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của LuậtSở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khitác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩmchưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được địnhhình.
    2. Thờihạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩmkhuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã đượcsửa đổi, bổ sung thực hiện như sau:
    Kể từngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tácphẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạnbảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theoquy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổsung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sởhữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tácgiả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.”
    7.Điều 28 được sửa đổi như sau:
    “Điều28. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
    Việchưởng quyền của chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41,điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung đượcthực hiện như sau:
    1. Tổchức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyềnđối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từviệc chuyển nhượng quyền đó.
    2. Tổchức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này đượchưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.”
    8.Điều 36 được sửa đổi như sau:
    “Điều36. Sử dụng chương trình phát sóng
    1. Chủsở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Sở hữu trítuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mìnhđể phát sóng.
    2. Khisử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng,tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sởhữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
    3. Tổchức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theoquy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tiếpsóng, tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặcbất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định phápluật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổchức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thôngtin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận vớichủ sở hữu chương trình phát sóng.”
    9.Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi như sau:
    “1. Tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tạiĐiều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cánhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở CụcBản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thànhphố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụsở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
    10.Điểm a khoản 1 Điều 39 được sửa đổi như sau:
    “1. CụcBản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứngnhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy địnhtại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    a) Tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấplại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng kýquyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều50 của Luật Sở hữu trí tuệ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đạidiện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵnghoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủsở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Đơn và hồ sơ có thể gửi qua đườngbưu điện.”
    11.Điều 41 được sửa đổi như sau:
    “1. Tổchức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
    a) Tổchức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sởhữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền.
    b) Tổchức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải có hợp đồng ủy quyềnbằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụthể.
    c) Việcthu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinhtừ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chứcđại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng ủy quyền.
    2. Trongtrường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quanđến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diệncho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chứcthay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện.
    3. Việcquản lý, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định sau:
    a) Việcthu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đạidiện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc côngkhai, minh bạch.
    b) Tổchức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiềnnhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiệnnhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lạiđược điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sởthỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trêntổng số tiền thu được.
    c) Việcthu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chứctương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quảnlý ngoại hối.
    4. Tổchức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo 6tháng, một năm hoặc đột xuất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 của LuậtSở hữu trí tuệ như sau:
    a) Báocáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bao gồm cácnội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; thay đổi nhân sự lãnhđạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá,phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kếhoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồngcấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối; cách thức thựchiện việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt độngliên quan khác.
    b)Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệttrước khi thực hiện.”
    12.Bổ sung Điều 45a vào sau Điều 45:
    “Điều45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợivật chất
    1. Nhuậnbút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vậtchất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ đượcxác định theo các nguyên tắc sau:
    a) Việctrả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sángtạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
    b) Mứcnhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chấtlượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
    c) Cácđồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù laotheo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.
    d) Tácgiả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghihình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người ViệtNam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinhthực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số nàythực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiệnkhó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuậnbút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.
    đ) Việcsử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vậtchất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
    e) Cáccơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trùkinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách vàcác nguồn thu khác theo quy định pháp luật.
    2. BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tinvà Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao,quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.”
    13.Bổ sung khoản 4 Điều 46 như sau:
    “4.Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản cóhiệu lực trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực,nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữutrí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.
    Đơn đăngký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngàyLuật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quyđịnh của pháp luật hiện hành vào thời điểm nộp đơn.
    Mọi hànhvi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng trước ngàyLuật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quyđịnh của pháp luật hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.”
    14.Thay cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch”.
    Thay cụmtừ “Sở Văn hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
    Thay cụmtừ “Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật” bằng cụm từ “Cục Bản quyền tácgiả”.
    Điều2. Hiệu lực thi hành
    Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011.
    Điều3. Trách nhiệm thi hành
    1. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổchức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghịđịnh này.
    2. Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành vàtổ chức thực hiện Nghị định này.


    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG
    Nguyễn Tấn Dũng

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 18:47. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response