|

Toàn văn Thông tư 08/2011/TT-TTCP về tiêu chuẩn Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang Bộ

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc    
Số: 08/2011/TT-TTCP
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2011

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHÁNH THANH TRA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Căncứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căncứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căncứ Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV ngày 17 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nộivụ về việc ban hành tiêu chuẩn Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ;
Thanhtra Chính phủ quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:
Điều1. Vị trí, chức trách
ChánhThanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Chánh thanh tra Bộ) là người đứngđầu cơ quan Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điềuhành hoạt động của Thanh tra Bộ; tham mưu giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quanngang Bộ (gọi chung là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộtheo quy định của pháp luật.
Điều2. Nhiệm vụ
1. ChánhThanh tra Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trướcTổng Thanh tra Chính phủ và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chốngtham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cụ thể:
a) Xâydựng Chương trình, Kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng quyết định và tổ chứcthực hiện Chương trình, Kế hoạch đó;
b) Xâydựng, trình Bộ trưởng xem xét để ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền banhành các văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạmpháp luật, chế độ chính sách trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Tổchức hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở; hướng dẫn,đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật vềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
d) Tổchức công tác tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo hoạt động của ngành Thanhtra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Tổchức chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ, trên cơ sở đó kiến nghị, bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh các văn bảnquy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành; chủ trì hoặc tham giacác đề tài khoa học, ứng dụng khoa học trong quản lý nhà nước về công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Lãnhđạo, chỉ đạo thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyềnhạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanhtra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập; thanh traviệc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quytắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thanh tra vụ việckhác do Bộ trưởng giao trong phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực mà Bộ phụtrách.
3. Thammưu, giúp Bộ trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại,tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
4. Thựchiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 19 của Luật Thanh tra và các văn bảnhướng dẫn thi hành.
5. Quảnlý công chức, thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ; quản lý sử dụng có hiệu quảtài sản, tài chính được giao theo quy định.
6. Thựchiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyềntheo quy định của pháp luật.
Điều3. Phẩm chất
1. Yêunước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối, quan điểmchính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định với đường lối đổi mới,độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tập tụy phục vụ nhân dân.
2. Làmviệc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao; cần kiệm, liêm chính, chí công,vô tư; không cơ hội, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng vàcác biểu hiện tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
3. Có ýthức tổ chức kỷ luật; trung thực, khách quan, quyết toán và dám chịu tráchnhiệm; có tinh thần tự phê bình và phê bình.
4. Đoànkết, dân chủ với đồng nghiệp, gương mẫu về đạo đức, lối sống; gắn bó mật thiếtvới nhân dân, được tập thể công chức, thanh tra viên nơi công tác và nhân dânnơi cư trú tín nhiệm.
Điều 4.Năng lực
1. Cónăng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng.
2. Cókhả năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định chiếnlược quản lý vĩ mô và đề xuất các giải pháp có hiệu quả về công tác thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực Bộ phụtrách.
3. Cókhả năng làm Trưởng các Đoàn thanh tra có quy mô lớn, diện rộng, nhiều tìnhtiết phức tạp.
4. Cónăng lực điều hành; có khả năng quy tụ, đoàn kết công chức, thanh tra viên pháthuy sức mạnh tập thể và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan đếnviệc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều5. Hiểu biết
1. Nắmvững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàphương hướng nhiệm vụ của ngành Thanh tra.
2. Nắmvững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo và phòng, chống tham nhũng; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.
3. Amhiểu các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ và các lĩnh vựcchuyên ngành khác có liên quan, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hộicủa đất nước, khu vực và thế giới.
Điều6. Trình độ
1. Đạttiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trởlên.
2. Tốtnghiệp đại học trở lên, phù hợp với công tác thanh tra.
3. Tốtnghiệp Lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương.
4. Tốtnghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
5. Sửdụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C và tương đương trở lên.
6. Sửdụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.
Điều7. Các điều kiện khác
1. Đãqua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp Phó Chánh thanh tra Bộ và tươngđương trở lên; có 05 năm trở lên công tác trong ngành thanh tra hoặc làm côngtác quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2. Cánbộ, công chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ không quá 55tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
3. Khôngtrong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
4. Cánbộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức Chánh Thanh tra Bộ thì phải được quy hoạchvào chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương.
5. Có hồsơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, được cơ quancó thẩm quyền xác nhận.
Điều8. Điều khoản thi hành
1. Thôngtư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thực hiện Thông tư này 


TỔNG THANH TRA
  Huỳnh Phong Tranh

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 06:25. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response