CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
1. Thông qua các cuộc hôn nhân với các tù trưởng có thế lực bằng việc hoặc là gả con gái cho các tù trưởng, hoặc đôi khi nhà vua lấy con gái tù trưởng làm phi, nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa họ với triều đình trung ương theo kiểu gia tộc nhằm quản lý những vùng lãnh thổ và cư dân vùng biên viễn.
Ví dụ:
- Lý Công Uẩn đã gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu (vùng Bắc Giang và phía Nam Lạng Sơn hiện nay);
- Năm 1029, Lý Công Uẩn gả công chúa Bình Dương cho Thiệu Thái
- Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận (vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây hiện nay)
- Lý Thái Tông lấy con gái của Đào Đại Di vùng Châu Đăng (Hưng Hóa) làm phi, đồng thời gả công chúa Ngọc Kiều cho Châu mục châu Chân Đăng;
- Vua Trần Nhân Tông gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem đất Châu Ô, Châu Lý làm vật dẫn cưới. Sau hai Châu đó đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa, thường gọi là vùng đất Thuận Hóa.
2. Khi có những cuộc nổi dậy, triều đình cũng dùng những hình thức khác nhau để dẹp loạn. Ngay cả khi đàn áp các cuộc nổi dậy, nhà Lý cũng sử dụng biện pháp tha tội:
- Tháng 2/1011, Lý Thái Tổ đem quân đi đánh Cử Long ở Châu Ái, bắt tù trưởng, rồi tha tội
- Năm 1013, Lý Thái Tổ đem quân đi đánh dẹp Châu Vị Long (Tuyên Quang) nổi loạn, rồi cũng tha tội
3. Cử quan lại, quý tộc có năng lực, danh tiếng, am hiểu phong tục tập quán lên trấn trị ở các vùng dân tộc thiểu số, phong thưởng, ban tước, trao quyền cho họ:
- Trần Khánh Dư được trấn giữ Vân Đồn; Trần Thủ Độ làm Thống quốc Thái Sư, trị vùng Thanh Hóa; Đoàn Nhữ Hài làm Kinh lược sứ Nghệ An...
4. Coi trọng phong tục, tập quán của các địa phương
- Điều 40 Bộ luật Hồng Đức: "Những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội"
- Điều 163 Bộ luật Hồng Đức: "Các quan tướng súy tại các phiên trấn đến những châu, huyện ở trấn mình mà sách nhiễu tiền tài của dân thì bị biếm ba bậc, phải bồi thường gấp đôi số tiền trả lại cho dân"...
Tóm lại, chính sách dân tộc thể hiện:
- Chính quyền thường thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số, phủ dụ dân chúng
- Tranh thủ tối đa sức mạnh, tiềm lực của các tù trưởng và nhân dân các dân tộc thiểu số
- Tập quyền chống ly khai, cát cứ để thống nhất quốc gia
Liên hệ:- Ngày nay nhà nước ta cũng kế thừa chính sách dân tộc từ lịch sử. Nhà nước có chính sách: Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển [VD: đinh canh định cư; xóa đói giảm nghèo; đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; Chương trình 135; chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc] Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:
Posted by Unknown
on 18:24. Tags
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam,
Thông sử
.
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0.
Feel free to leave a response