SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT PHÁT TRIỂN CHÍNH VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM
Trước Triều Hậu Lê:
Thời Hậu Lê:
- Đây là thời kỳ bộ máy ở trung ương có nhiều thay đổi căn bản nhất. Đến đời Vua Lê Thánh Tông đã đặt thêm đủ Lục bộ gồm có Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Lục Khoa gồm có Lại Khoa, Hộ Khoa, Lễ Khoa, Binh Khoa, Hình Khoa, Công Khoa để giám sát công việc của Lục Bộ (thời Vua Lê Thái Tổ chỉ có 2 Bộ). Lục Tự để trông coi công việc lễ nghi ở trong triều đình;
- Chúa Trịnh Cương là người có sáng kiến đặt thêm Lục Phiên và Lục Cung. Lục Cung làm công việc của Lục Bộ ở triều đình, còn Lục Phiên được giao phó cho nhiệm vụ của Lục Khoa tại triều đình. Mục đích của Trịnh Cương là thâu tóm vào tay quyền quyết định công việc triều chính.
- Đây là thời kỳ có sự tập trung quyền lực cao độ vào trung ương. Nhà Nguyễn đặt ra lệ Tứ bất, đây là định chế nhằm tập trung quyền lực vào người đứng đầu nhà nước.
- Định chế Công Đồng và Đình nghị là hai định chế thể hiện một biểu hiện của hình thức tản quyền và ở một mức độ nhất định cũng chứa đựng yếu tố dân chủ. Đây là hai định chế khi nghiên cứu ta thấy khá rõ sự thay đổi của Triều Nguyễn so với các thời kỳ trước đó.