HIẾN PHÁP DÂN CHỦ: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN
Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3.9.1945, Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính phủ, trong đó nhiệm vụ thứ ba là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.”
Và theo những cam kết chính trị đã được đưa ra chính thức, Việt Nam sẽ sửa đổi Hiến pháp trong một tương lai không xa. Vì vậy việc tìm hiểu những yêu cầu của một hiến pháp dân chủ là điều cần thiết cho công cuộc điều chỉnh những thể chế cơ bản của chính quyền hợp hiến ở Việt Nam.
Tính khách quan (Objectivity)
Một hiến pháp cần thiết đối với sự phát triển xã hội phải có tính chất khách quan đối với các nhà cầm quyền. Những nỗ lực xây dựng chính quyền hợp hiến hơn hết cả là hướng đến việc rút những giá trị chung khỏi những đam mê chủ quan của các nhà lãnh đạo. Muốn vậy, hoạt động lập hiến được coi như một công việc khách quan hóa các giá trị chung, làm cho chúng không nằm trong khuôn khổ của sự điều khiển tùy ý của người cai trị. Hiến pháp, theo tinh thần này, trở thành một phương tiện biểu đạt các giá trị khách quan của chính thể trong sự so sánh với những khuynh hướng chủ quan của người điểu khiển chính thể. Trong chừng mực tạo ra được một môi trường để những ai quản trị quốc gia bị giới hạn bởi các giá trị có tính chất khách quan đối với họ, hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản của người dân trước nguy cơ lạm dụng quyền lực. Có hai con đường để bảo đảm sự khách quan của hiến pháp.
Một hiến pháp cần thiết đối với sự phát triển xã hội phải có tính chất khách quan đối với các nhà cầm quyền. Những nỗ lực xây dựng chính quyền hợp hiến hơn hết cả là hướng đến việc rút những giá trị chung khỏi những đam mê chủ quan của các nhà lãnh đạo. Muốn vậy, hoạt động lập hiến được coi như một công việc khách quan hóa các giá trị chung, làm cho chúng không nằm trong khuôn khổ của sự điều khiển tùy ý của người cai trị. Hiến pháp, theo tinh thần này, trở thành một phương tiện biểu đạt các giá trị khách quan của chính thể trong sự so sánh với những khuynh hướng chủ quan của người điểu khiển chính thể. Trong chừng mực tạo ra được một môi trường để những ai quản trị quốc gia bị giới hạn bởi các giá trị có tính chất khách quan đối với họ, hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản của người dân trước nguy cơ lạm dụng quyền lực. Có hai con đường để bảo đảm sự khách quan của hiến pháp.
Thông qua việc ràng buộc nhà cầm quyền vào những quy tắc cao hơn được cắm rễ trong truyền thống. Chính quyền hợp hiến nước Anh tiêu biểu cho con đường này. Trong tác phẩm “Người bạn chung của chúng ta”, có một cuộc đàm thoại thú vị giữa Podsnap, một người Anh với một người Pháp thượng lưu, liên quan đến hiến pháp. Podsnap nói: “Người Anh chung tôi rất hãnh diện vì hiến pháp do Thượng đế ban cấp. Không quốc gia nào được hưởng thiên huệ nhiều bằng Anh quốc.” Người Pháp thượng lưu hỏi: “Còn các quốc gia khác họ làm sao?” Podsnap đáp, đầu lắc một cách trịnh trọng: “Thưa ông- tôi xin lỗi phải nói như vậy- họ phải tự lo liệu lấy.”1 Thực ra, cái mà Podsnap gọi là “hiến pháp do thượng đế ban cấp” chính là các quy tắc điều hành chính quyền được hình thành một cách tự nhiên theo lịch sử, cái mà sau này người ta gọi là hiến pháp bất thành văn. Theo Leslie Lipson, “điều mà người Anh gọi là hiến pháp chỉ là một phương thức để tóm tắt sự đồng ý của nhân dân đối với những nguyên tắc mà chính quyền phải theo và đối với những định chế do đó các nguyên tắc này được thi hành. Sự đồng ý này có tính cách chính trị vì nó thể hiện ý nguyện của một đại đa số ưa thích một hệ thống chính quyền đặc biệt và sự cương quyết muốn bảo vệ những nét căn bản của chính quyền đó.”2 Phương thức tóm tắt sự đồng ý của dân chúng đối với các quy tắc điều hành chính quyền đó không phải được thực hiện thông qua hoạt động lập hiến hữu thức của con người mà thông qua một quá trình kết tinh dần dần các tập quán chính trị một cách vô thức trong dân chúng. Khi các quy tắc điều hành chính quyền được gắn kết ổn cố với truyền thống biểu hiện như là trầm tích văn hóa chính trị, nó trở nên khách quan đối với các nhà lãnh đạo hiện tại: họ không thể tùy ý điều hành quốc gia theo những mong muốn của riêng họ.
Không được hưởng ân huệ như người Anh, đa số các chính quyền hợp hiến hiện nay phải “tự lo liệu lấy.” Họ đi theo con đường thứ hai trong việc khách quan hóa các chuẩn mực chung của chính thể: xây dựng các hiến pháp thành văn.
Tính ngoại sinh (Externality)
Để không trở thành một vật được nhào nặn theo tư ý của nhà cầm quyền, hiến pháp phải đến từ bên ngoài họ.3 Tính ngoại sinh của hiến pháp, nói theo cách ngược lại, có nghĩa hiến pháp không phải là một sản phẩm sinh ra từ trong nội tại chính quyền. Hiến pháp học hiện đại thừa nhận một nguyên tắc căn bản rằng hiến pháp tối cao so với chính quyền. Hệ quả tự nhiên của nguyên tắc này là hiến pháp phải đứng ngoài những nỗ lực chủ quan của chính quyền. Trong khi luật pháp được sinh ra bởi chính quyền, hiến pháp là một thứ bên ngoài tạo lập nên chính quyền. Cũng có hai con đường để hiến pháp trở nên ngoại sinh đối với nhà cầm quyền: đặt hiến pháp vào bàn tay của truyền thống hoặc của nhân dân.
Người Anh theo cách thức thứ nhất. Hiến pháp nước Anh không phải do chính quyền ban cấp cho người dân Anh, mà là do « Thượng Đế ban cấp » theo cách nói của Podsnap mà thực chất là do truyền thống tạo ra một cách tự nhiên. Chủ quyền của truyền thống rút hiến pháp khỏi sự điểu khiển tùy ý của các nhà cầm quyền.
Các hiến pháp thành văn ngoại sinh đối với chính quyền bằng con đường thực thi chủ quyền nhân dân đối với hiến pháp. Một triết gia chính trị người Mỹ Thomas Paine trong cuốn « Quyền Con người » (The Right of Man) (1792) cho rằng : «Hiến pháp không phải là một đạo luật của chính quyền, mà là của nhân dân, những người cấu thành nên quyền.’’4 Thomas Paine nói thêm : «Hiến pháp là một tài sản của quốc dân, không phải của những người điều hành chính quyền. Tất cả các bản hiến pháp ở Mỹ đều tuyên bố là được xây dựng trên cơ sở chủ quyền nhân dân. Ở Pháp, từ ‘quốc dân’ được sử dụng thay thế cho từ ‘nhân dân’; nhưng trong cả hai trường hợp, hiến pháp là một thứ có trước chính quyền ». Chính quyền là một tạo vật của hiến pháp thay vì điều ngược lại. Khi đó, các nhà lãnh đạo chính quyền bị ràng buộc bởi các điều khoản khách quan đến từ bên ngoài họ.
Tính có thể nhận thức rõ (Discernibility)
Cũng tương tự như tính ngoại sinh, tính có thể nhận thức rõ là một hệ quả tự nhiên từ tính khách quan của hiến pháp. Tính chất này hiểu một cánh đơn giản nhất có nghĩa là dân chúng phải được biết một cách rõ ràng đối với các quy tắc hiến pháp.5 Sự mập mờ là người bạn đồng hành cần thiết đối với những cách cai trị tùy tiện- tâm điểm tranh đấu của chương trình hợp hiến thực sự. Tình trạng thiếu hiểu biết của dân chúng đối với các quy tắc quản trị họ, mà điều này thường xuất phát từ việc các quy tắc đó được xây dựng theo một cách thức mập mờ, là một môi trường thuận lợi cho sự nẩy nở những thói cai trị độc đoán. Chính vì vậy, các chính quyền cam kết với các giá trị hợp hiến, thường có khuynh hướng minh bạch hóa các điều khoản cơ bản để đặt các nhà lãnh đạo dưới sự giám sát thường xuyên của dân chúng.
Tính có thể nhận thức rõ của hiến pháp được bảo đảm ngay từ hoạt động lập hiến. Lấy hiến pháp để đặt tên đường phố hay trưng những biểu ngữ kêu gọi tuân thủ hiến pháp là những hoạt động hình thức có tính chất lễ nghi hơn là những hành động căn bản có tính chất thực chất để đảm bảo sự minh bạch của hiến pháp. Quy trình lập hiến minh bạch mới là điều kiện căn bản để hiến pháp trở nên có thể biết được một cách rõ ràng đối với dân chúng. Để bảo đảm tính có thể nhận thức rõ, và do đó, tính khách quan, của hiến pháp, các nền hợp hiến hiện nay cam kết với nguyên tắc chủ quyền nhân dân đối với hiến pháp, thiết lập các hội nghị hiến pháp phổ thông để điều trần các điều khoản hiến pháp, và trong nhiều trường hợp, phê chuẩn hiến pháp trong các cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Khi hiến pháp được thảo luận và phê chuẩn công khai trong các diễn đàn phổ thông, các quy tắc của hiến pháp tự nhiên rõ ràng đối với dân chúng.
Tính tự giới hạn (Self-limitation)
Một hiến pháp có thể khách quan, ngoại sinh, và được nhận thức rõ, vẫn có thể không phải là một hiến pháp dân chủ nếu nó thiếu những nội dung có tính chất giới hạn. Một cộng đồng tiến hành xây dựng hiến pháp, nếu thực sự cam kết với việc tiến đến một chính quyền hợp hiến, sẽ tự giới hạn những ước vọng chung của cộng động và những phương tiện thuộc về cấu trúc của việc vận hành quyền lực công. Một hiến phát tự giới hạn, như vậy, gồm hai loại giới hạn: những giới hạn ước vọng và những giới hạn cấu trúc.6
Một cộng đồng hợp hiến cần giới hạn những ước vọng của nó. Cam kết với các giá trị mĩ miều vô giới hạn có thể đưa cộng đồng đến những biện pháp bằng mọi giá để đạt được các giá trị đó, và thậm chí nguy hiểm hơn là các phương tiện độc đoán hoặc toàn trị. Thay đổi bản chất con người hay tạo lập những « con người mới », chẳng hạn, là những ảo vọng mà các cộng đồng hợp hiến sẽ không nên theo đuổi. Thông thường, các chính quyền hợp hiến giới hạn vào các mong muốn thực tế tôn trọng các quyền căn bản của người dân. Các điều khoản của hiến pháp về các quyền của công dân biểu hiện rõ nét các giới hạn ước vọng của một cộng đồng hợp hiến. Một chính quyền hợp hiến với tinh thần thực tế tránh cam kết vô hạn định với các quyền con người. Ví dụ, quyền tự do ngôn luận thường bị giới hạn bởi các quy định về quyền của người chưa thành niên hay quyền được tôn trọng nhân phẩm. Ví dụ, các quyền tự do ngôn luận không thể được sử dụng để cản trở sự phát triển về sau của những người chưa thành niên hoặc để xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.7
Các giới hạn về cấu trúc là những thiết kế về mặt thể chế để ràng buộc sự vận hành của quyền lực chính trị công nhằm tránh khả năng nhà lãnh đạo rời xa những giá trị chung. Tiêu chuẩn căn bản là hiến pháp cần phải xây dựng những giới hạn về cấu trúc, còn các quốc gia khác nhau có những con đường khác nhau để thực thi điều này. Các giới hạn về cấu trúc thường được biết đến rộng rãi như: hệ thống phân quyền giữa các ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp; hệ thống phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hoăc giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang trong các quốc gia liên bang; chế độ lưỡng viện; chế độ đàn hạch; chế độ điều trần; chế độ phủ quyết; chế độ bỏ phiếu bất tín nhiệm; chế độ độc lập tư pháp; và chế độ tài phán hiến pháp.
Hiến pháp là một phương tiện chính thức giải quyết các vấn đề quyền lực. Bốn đặc tính nói trên cần thiết để hiến pháp có thể làm cho quyền lực vận hành theo mục đích phát triển thay vì theo những đam mê cá nhân.
Những gợi mở đối với sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam
Xét về tính khách quan, Hiến pháp Việt Nam thuộc loại thành văn nhưng không hẳn có đủ tính khách quan đối với những nhà điều hành quốc gia. Trong quan niệm chính thống cũng như trong thực tế vận hành chính thức, hiến pháp được xem là sản phẩm của nhà nước do cơ quan lập pháp ban hành. Như một hệ quả tự nhiên, hiến pháp có tính chất nội sinh. Nhà nước, thay vì quyền lực của nhân dân hay truyền thống, tạo dựng nên hiến pháp. Trong khi cơ quan lập pháp ban hành ra hiến pháp, sự mâu thuẫn của tư duy hiến pháp biểu hiện ở chỗ làm sao hiến pháp có thể trở thành tối cao so với các đạo luật trong khi cả hiến pháp và luật cùng sinh ra trong một nguồn.
Một hệ quả tiếp theo của điều này, do thiếu những hội nghị hiến pháp phổ thông hay phê chuẩn toàn dân đối với hiến pháp, các điều khoản của hiến pháp không hẳn được nhận thức rõ ràng đối với đa số người dân. Từ Thủ đô cho đến những vùng quê xa xôi hẻo lánh, khi sơn son lộng lẫy, khi bám phủ rêu phong, khẩu hiệu « Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật » dường như không thành công lắm trong việc nhắc nhở người dân về các quyền căn bản của họ. Trước pháp đình cũng như trước các cơ quan hành chính, hiếm khi người viện dẫn đến hiến pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Đâu đó người ta chua chát cho rằng người dân có ấn tượng với một công văn của chính quyền cơ sở hơn những điều khoản tối cao.
Những chủ nhân đích thực quay lưng lại với hiến pháp có lẽ không phải là một tín hiệu tốt đối với vai trò của hiến pháp. Để hiến pháp có thể đóng góp tốt hơn vào sự phát triển chung của xã hội, hiến pháp cần phải được gắt kết với nhận thức của người dân. Điều này đến lượt nó đòi hỏi sửa đổi hiến pháp trong tương lai cần xem xét việc thừa nhận chủ quyền nhân dân đối với hiến pháp, triệu tập một Hội nghị hiến pháp để thảo luận các điều khoản hiến pháp sửa đổi, và sau đó trưng cầu dân ý đối với các nội dung đã được Hội nghị hiến pháp thông qua.
Xét về tính tự giới hạn, Hiến pháp Việt Nam cam kết một cách khá đầy đủ đối với các quyền cơ bản, từ các quyền chính trị-dân sự đến các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội (Chương V). Tuy nhiên, những giới hạn về cấu trúc để hiện thức hóa các dân quyền này chưa được thiết kế một cách đầy đủ và chi tiết. Trong các nguyên tắc căn bản của chế độ chính trị, Hiến pháp chủ trương thiết lập một nhà nước pháp quyền có sự phân công quyền lực. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể về các định chế nhà nước chưa đi xa hơn trong việc triển khai nguyên tắc căn bản này. Dù từ năm 2001 Hiến pháp đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền và phân công các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp (Điều 2), nhưng xây dựng những cơ chế pháp lý chính thức làm phản đề cho khả năng lạm quyền như chế độ kiểm tra tính hợp hiến của chính quyền, hạn định cụ thể của quyền lập pháp,8 xác định cụ thể chủ thể thực thi quyền hành pháp và tư pháp9 vẫn là những vấn đề đang chờ các nhà thảo hiến tương lai giải quyết.
Một hiến pháp khách quan đối với nhà cầm quyền, dongười dân hoặc truyền thống sinh ra từ bên ngoài ý chí của nhà cầm quyền, đượcnhận thức rõ ràng bởi người dân, chứa đựng những quy tắc có tính chất giới hạnnhững mong muốn của cộng đồng và quyền lực công sẽ giúp ích cho quyền lực đượcsử dụng chính đáng vì sự phát triển chung của xã hội.
Hiến pháp là một phương tiện chính thức giải quyết các vấn đề quyền lực. Bốn đặc tính nói trên cần thiết để hiến pháp có thể làm cho quyền lực vận hành theo mục đích phát triển thay vì theo những đam mê cá nhân.
Những gợi mở đối với sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam
Xét về tính khách quan, Hiến pháp Việt Nam thuộc loại thành văn nhưng không hẳn có đủ tính khách quan đối với những nhà điều hành quốc gia. Trong quan niệm chính thống cũng như trong thực tế vận hành chính thức, hiến pháp được xem là sản phẩm của nhà nước do cơ quan lập pháp ban hành. Như một hệ quả tự nhiên, hiến pháp có tính chất nội sinh. Nhà nước, thay vì quyền lực của nhân dân hay truyền thống, tạo dựng nên hiến pháp. Trong khi cơ quan lập pháp ban hành ra hiến pháp, sự mâu thuẫn của tư duy hiến pháp biểu hiện ở chỗ làm sao hiến pháp có thể trở thành tối cao so với các đạo luật trong khi cả hiến pháp và luật cùng sinh ra trong một nguồn.
Một hệ quả tiếp theo của điều này, do thiếu những hội nghị hiến pháp phổ thông hay phê chuẩn toàn dân đối với hiến pháp, các điều khoản của hiến pháp không hẳn được nhận thức rõ ràng đối với đa số người dân. Từ Thủ đô cho đến những vùng quê xa xôi hẻo lánh, khi sơn son lộng lẫy, khi bám phủ rêu phong, khẩu hiệu « Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật » dường như không thành công lắm trong việc nhắc nhở người dân về các quyền căn bản của họ. Trước pháp đình cũng như trước các cơ quan hành chính, hiếm khi người viện dẫn đến hiến pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Đâu đó người ta chua chát cho rằng người dân có ấn tượng với một công văn của chính quyền cơ sở hơn những điều khoản tối cao.
Những chủ nhân đích thực quay lưng lại với hiến pháp có lẽ không phải là một tín hiệu tốt đối với vai trò của hiến pháp. Để hiến pháp có thể đóng góp tốt hơn vào sự phát triển chung của xã hội, hiến pháp cần phải được gắt kết với nhận thức của người dân. Điều này đến lượt nó đòi hỏi sửa đổi hiến pháp trong tương lai cần xem xét việc thừa nhận chủ quyền nhân dân đối với hiến pháp, triệu tập một Hội nghị hiến pháp để thảo luận các điều khoản hiến pháp sửa đổi, và sau đó trưng cầu dân ý đối với các nội dung đã được Hội nghị hiến pháp thông qua.
Xét về tính tự giới hạn, Hiến pháp Việt Nam cam kết một cách khá đầy đủ đối với các quyền cơ bản, từ các quyền chính trị-dân sự đến các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội (Chương V). Tuy nhiên, những giới hạn về cấu trúc để hiện thức hóa các dân quyền này chưa được thiết kế một cách đầy đủ và chi tiết. Trong các nguyên tắc căn bản của chế độ chính trị, Hiến pháp chủ trương thiết lập một nhà nước pháp quyền có sự phân công quyền lực. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể về các định chế nhà nước chưa đi xa hơn trong việc triển khai nguyên tắc căn bản này. Dù từ năm 2001 Hiến pháp đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền và phân công các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp (Điều 2), nhưng xây dựng những cơ chế pháp lý chính thức làm phản đề cho khả năng lạm quyền như chế độ kiểm tra tính hợp hiến của chính quyền, hạn định cụ thể của quyền lập pháp,8 xác định cụ thể chủ thể thực thi quyền hành pháp và tư pháp9 vẫn là những vấn đề đang chờ các nhà thảo hiến tương lai giải quyết.
---------
Chú thích
1. Dẫn lại theo: K.C. Wheare ( Nguyễn Quang dịch), Hiến pháp tân tiến, 1967, tr.23-24.
2. Leslie Lipson ( Đặng Tâm dịch), Những Vấn đề Căn bản của Chính trị. ( Sài gòn: Hiện đại thư xã ấn hành, 1974), tr 357.
3. Beau Breslin, đã dẫn, p 126.
4. Thomas Paine, Rights of Man (Meneola, New York : Dover Publications, INC, 1999), p 125.
5. Beau Breslin, đã dẫn, p 129.
6. Theo Craham Walker, đã dẫn, p.166-167.
7. Xem, ví dụ, Điều 5 Hiến pháp (Luật Cơ bản) của Cộng hòa Liên Bang Đức.
8. Theo Hiến pháp hiện hành, quyền lập pháp của Quốc hội hiện nay không có giới hạn, có nghĩa Quốc hội có thể lập pháp về bất cứ lĩnh vực nào. (Xem Điều 84).
9. Hiến pháp không quy định cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp. Chính phủ được quy định là cơ quan hành chính (không phải hành pháp) (xem Điều 119). Tòa án được quy định là cơ quan xét xử (không phải tư pháp) (xem Điều 127). Ở Việt Nam, các hoạt động của các cơ quan điều tra, công tố cũng được hiểu là hoạt động tư pháp.
2. Leslie Lipson ( Đặng Tâm dịch), Những Vấn đề Căn bản của Chính trị. ( Sài gòn: Hiện đại thư xã ấn hành, 1974), tr 357.
3. Beau Breslin, đã dẫn, p 126.
4. Thomas Paine, Rights of Man (Meneola, New York : Dover Publications, INC, 1999), p 125.
5. Beau Breslin, đã dẫn, p 129.
6. Theo Craham Walker, đã dẫn, p.166-167.
7. Xem, ví dụ, Điều 5 Hiến pháp (Luật Cơ bản) của Cộng hòa Liên Bang Đức.
8. Theo Hiến pháp hiện hành, quyền lập pháp của Quốc hội hiện nay không có giới hạn, có nghĩa Quốc hội có thể lập pháp về bất cứ lĩnh vực nào. (Xem Điều 84).
9. Hiến pháp không quy định cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp. Chính phủ được quy định là cơ quan hành chính (không phải hành pháp) (xem Điều 119). Tòa án được quy định là cơ quan xét xử (không phải tư pháp) (xem Điều 127). Ở Việt Nam, các hoạt động của các cơ quan điều tra, công tố cũng được hiểu là hoạt động tư pháp.
Posted by Unknown
on 02:27. Tags
Công trình của đồng nghiệp
.
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0.
Feel free to leave a response