|

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ CÓ LỊCH SỬ HƠN MỘT THẾ KỶ Ở ĐỨC


Tình huống pháp luật dưới đây đã có lịch sử hơnmột thế kỷ ở Đức. Vào khoảng năm 1905, tức là 5 năm sau khi Bộ dân luậtcủa Đức (1900) có hiệu lực, người ta bắt đầutranh luận tình huống này. Trong lịch sử pháp luật ở Đức, đây được coilà một trong những tình huống pháp lý gâytranh luận nhiều nhất.
Tình huống đó như sau: 
Trongmôt nhà hàng ở Hamburg của người chủ R, mộtngười đàn ông tên là H đã mời người đồngnghiệp tên là B một món trai luộc (Austern). Trong khithưởng thức món ăn, B phát hiện ra trong một con trai cóviên ngọc trai (Perle) mà giá trị của viên ngọc trai nàylà một số tiền rất lớn thời điểm đó. Câu hỏi đặtra: Ai là người sở hữu viên ngọc trai này? (Nguồn: Ch. Fahl, Sieben unterhaltsame Lektionen,1. Aufl., 2010, S. 43f.)

Xung quanh tình huống này đã có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn.Dưới đây là 5 trong số những quan điểm đó: 

Quanđiểm 1: Trên tạp chí Luật học số 7 năm 1905, GS.Karl Gareis (1844-1923) cho rằng viên ngọc trai đó là thuộcvề H, vì H mới chính là người đã bỏ tiền ra mua.(Xem: Gareis, DJZ 1905, Heft 7, Spalte 347). 

Quanđiểm 2: GS. Otto von Gierke (1841-1921) lại cho rằng ngườiđồng nghiệp B mới là người sở hữu tài sản này, vìH đã mời B, vậy thì tài sản đó phải thuộc vềB.(Xem: Otto v. Gierke, DJZ 1905, Heft 8). 

Quanđiểm 3: Cũng trong năm đó, GS. Justus Wilhelm Hedemann đãđưa ra quan điểm của mình trên báo Tư pháp ở Bayern(Zeitschrift für Rechtspflegein Bayern) rằng: Viên ngọc trai đó phải trả lại cho chủnhà hàng là R, vì R bán món trai luộc chứ không bán ngọctrai. H ở đây chỉ đặt món và trả tiền mua đồ ăn.Những gì không thuộc về H trong phạm vi quán ăn đó phảitrả lại cho chủ nhà hàng. (Xem: Hedemann, BayZRPfl.,1905, S.238). 

Quanđiểm 4: GS. Schlossmann trong một bài tham luận đã đưara quan điểm: Phải dựa vào “qui định của nhà hàng (Wirtshausrecht)và lý thuyết pháp luật về vật vô chủ (herrenslose Sache)” để xemxét. (Xem: Schloßmann,Jherings Jahrbücher 49 (1906), S. 139 ff.) 

Quanđiểm 5: GS. Josef dựa trênlý thuyết nguồn gốc của vật lại đưa ra quanđiểm hoàn toàn khác: Cả H, B, R, cả ba người đó đếukhông là người có quyền sở hữu viên ngọc trai này, mà mộtngười khác – đó là người đánh cá (F), người đãbán những con trai đó cho ông chủ nhà hàng R. Chính F mớilà người đầu tiên bắt được con trai này. Vậy viênngọc trai đó phải thuộc về người đầu tiên tìm thấynó là người đánh cá. (Xem: Quan điểm của Josefđăng trên tạp chí Das Recht, 1906, S. 307).

Câuhỏi cho các nhà luật học:
Bạnthử dự đoán diễn biến tiếp theo cuộc tranh luận này sẽ đi đếnđâu? Bạn có quan điểm riêng hay có đồng ý vớiquan điểm nào trong số 5 quan điểm kể trên không? Giảithích vì sao?

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 17:40. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response