|

Toàn văn Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 86/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦALUẬT THANH TRA

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căncứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Xétđề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ,
Chương1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Phạm vi điều chỉnh
Nghịđịnh này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh travề nguyên tắc hoạt động thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơquan thanh tra nhà nước; hoạt động thanh tra; thanh tra lại; quản lý nhà nướcvề công tác thanh tra; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nướctrong việc bảo đảm công tác thanh tra; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt độngthanh tra.
Điều2. Đối tượng áp dụng
Nghịđịnh này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước; cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước;Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởngđoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giaothực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; đối tượng thanh tra; cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Điều3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Hoạtđộng thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanhtra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên,công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
Điều4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉđạo hoạt động thanh tra
Trongphạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo,bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra;chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
Điều5. Bảo đảm thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
1. Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra; ban hành quyết định xử lývề thanh tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với cơ quan,tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trongcông tác quản lý.
2. Thủtrưởng cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra,quyết định xử lý về thanh tra.
3. Cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành kết luận thanh tra, quyết địnhxử lý về thanh tra mà không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương2.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUANTHANH TRA NHÀ NƯỚC
Điều6. Thanh tra Chính phủ
Thanhtra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của phápluật.
Nhiệmvụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Nghịđịnh khác của Chính phủ.
Điều7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra.
2. Hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanhtra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
3. Tổchức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chứcđược giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tácthanh tra thuộc Bộ, ngành mình.
4. Tuyêntruyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộthực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
5. Tổngkết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước củaBộ.
Điều8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật Thanh tra.
2. Báocáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vitrách nhiệm của mình.
3. Thammưu, đề xuất với Bộ trưởng việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành đối vớitổng cục, cục thuộc Bộ.
4. Thanhtra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trongviệc thực hiện pháp luật về thanh tra.
5. Trưngtập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt độngthanh tra.
Điều9. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanhtra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và côngchức khác.
ChánhThanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhấtvới Tổng Thanh tra Chính phủ.
PhóChánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghịcủa Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ phụtrách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật vàtrước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thanhtra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thanhtra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Điều10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 20 của Luật Thanh tra; thanhtra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân cấp tỉnh.
2. Hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng và thực hiện chương trình, kếhoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
3. Tổchức tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính cho Thanh tra viên, công chức làmcông tác thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
4. Tuyêntruyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện trongviệc thực hiện pháp luật về thanh tra.
5. Tổngkết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 21 của Luật Thanh tra.
2. Báocáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tácthanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Thanhtra trách nhiệm của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việcthực hiện pháp luật về thanh tra.
4. Phốihợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức hữuquan trong việc xác định cơ cấu, tổ chức, biên chế, chế độ, chính sách đối vớiThanh tra sở, Thanh tra huyện.
5. Phốihợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức và thuyên chuyển, điều động Chánh Thanh tra sở, ChánhThanh tra huyện và các chức danh thanh tra.
6. Trưngtập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt độngthanh tra.
Điều12. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh
1. Thanhtra tỉnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên vàcông chức khác.
ChánhThanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
PhóChánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúpChánh Thanh tra tỉnh phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước Chánh Thanh tra tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụđược giao.
2. Cơcấu tổ chức của Thanh tra tỉnh có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụđược giao.
3. Thanhtra tỉnh có con dấu và tài khoản riêng.
Điều13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra.
2. Hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanhtra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
3. Tổchức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, côngchức làm công tác thanh tra thuộc sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụthanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành thuộc sở.
4. Tuyêntruyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sởtrong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
5. Tổngkết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước củasở.
Điều14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 của Luật Thanh tra.
2. Báocáo Giám đốc sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tratrong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Thanhtra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trongviệc thực hiện pháp luật về thanh tra.
4. Trưngtập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt độngthanh tra.
Điều15. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra sở
1. Thanhtra sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và côngchức khác.
ChánhThanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhấtvới Chánh Thanh tra tỉnh.
PhóChánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghịcủa Chánh Thanh tra sở. Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở phụtrách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật,trước Chánh Thanh tra sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thanhtra sở có con dấu và tài khoản riêng.
Điều16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 27 của Luật Thanh tra; thanhtra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân cấp huyện.
2. Tuyêntruyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Tổngkết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước củaỦy ban nhân dân cấp huyện.
Điều17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra huyện
1. Thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 28 của Luật Thanh tra.
2. Báocáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanhtra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Thanhtra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thanhtra.
4. Trưngtập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt độngthanh tra.
Điều18. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra huyện
1. Thanhtra huyện có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên vàcông chức khác.
ChánhThanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
PhóChánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra huyện. Phó Chánh Thanh trahuyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ChánhThanh tra huyện và chịu trách nhiệm trước phát luật, trước Chánh Thanh trahuyện trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thanhtra huyện có con dấu và tài khoản riêng.
Chương3.
HOẠT ĐỘNG THANH TRA
MỤC1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH
Điều19. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch
1. Căncứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, cácngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụthanh tra.
2. Đốivới vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơnvị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra vàthành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Đốivới vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp,nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tra quyết định thanh travà thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều20. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất
1. Thanhtra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệuvi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
2. Căncứ khoản 1 Điều này, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, cácngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiệnnhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo.
3. Đốivới vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơnvị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất,thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
4. Đốivới vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp,nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra độtxuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều21. Đoàn thanh tra hành chính
1. Đoànthanh tra hành chính được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi,đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoànthanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra;trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.
Đoànthanh tra liên ngành gồm đại diện những cơ quan liên quan; Trưởng đoàn thanhtra là đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.
Hoạtđộng của Đoàn thanh tra liên ngành được thực hiện theo quy định của Luật Thanhtra, Nghị định này và các quy định của pháp luật về thanh tra.
2.Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 củaLuật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết địnhthanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra đượcgiao.
Trongquá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơquan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biệnpháp thực hiện quyền thanh tra.
Thanhtra Chính phủ hướng dẫn việc Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quanchủ trì tiến hành thanh tra.
3. Thànhviên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 47 củaLuật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh travà người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Điều22. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
1.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanhtra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu; phạm vi,nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanhtra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện,thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt độngcủa Đoàn thanh tra; việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.
2.Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạchtiến hành thanh tra.
3. Thờigian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết địnhthanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày kể từ ngày ký quyết định thanhtra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 03 ngày.
Điều23. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra.
1.Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch tiếnhành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; thốngnhất phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra; khi cần thiết tập huấn nghiệpvụ cho thành viên Đoàn thanh tra.
2. Thànhviên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báocáo với Trưởng đoàn thanh tra.
Điều24. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1. Căncứ kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựngđề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
2. Đềcương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được gửi cho đối tượng thanh tratrước ngày công bố quyết định thanh tra.
Điều25. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra hành chính
1.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo đến đối tượng thanh tra về việccông bố quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tracó trách nhiệm chuẩn bị văn bản để người ra quyết định thanh tra hoặc ngườiđược ủy quyền thông báo đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết địnhthanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
2. Thànhphần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có đại diện lãnh đạo cơ quanchủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làđối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đạidiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết địnhthanh tra.
Điều26. Công bố quyết định thanh tra hành chính
1. Chậmnhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra cótrách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
2. Khicông bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyềnhạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượngthanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh travà những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
3.Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đốitượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương đã yêu cầu.
4. Việccông bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đốitượng thanh tra.
Điều27. Thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật
1. Thànhviên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin,tài liệu, chứng cứ; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phâncông. Trường hợp cần phải tiến hành kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảmtính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoànthanh tra xem xét, quyết định.
2. Thànhviên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ đượcgiao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đềcần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyếtđịnh.
3.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị củathành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngayngười ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Điều28. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính
1.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh travề tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanhtra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanhtra.
2. Báocáo được thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ;nội dung đã hoàn thành; nội dung đang tiến hành; công việc thực hiện trong thờigian tới; những kiến nghị, đề xuất (nếu có) với người ra quyết định thanh tra.
3. Ngườira quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanhtra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; áp dụng các biện pháp theothẩm quyền được quy định tại Điều 48 của Luật Thanh tra để xem xét, giải quyếtkịp thời các kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra.
Điều29. Báo cáo kết quả thanh tra hành chính
1.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thanhtra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều49 của Luật Thanh tra.
2.Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thảo luận về dự thảo báocáo kết quả thanh tra; trường hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khácnhau thì Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình.
Điều30. Xây dựng kết luận thanh tra
1. Ngườira quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanhtra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượngthanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trìnhđể làm rõ thêm nội dung thanh tra.
2. Trướckhi kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra quyết định thanhtra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Việc giải trìnhnhững vấn đề chưa nhất trí (nếu có) của đối tượng thanh tra với nội dung của dựthảo kết luận thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các bằng chứng kèmtheo.
Điều31. Kết luận thanh tra hành chính
1. Căncứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếucó) và các tài liệu liên quan, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo việc hoànthiện và ký kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra gồm các nội dung theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thanh tra.
2. Ngườira quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh trahoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết cóthể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bốkết luận thanh tra được lập thành biên bản.
3. Kếtluận thanh tra được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1Điều 50 của Luật Thanh tra.
MỤC2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều32. Cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành
Hoạtđộng thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ, thanh tra sở, cơ quan được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành.
Điều33. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành
Trìnhtự, thủ tục thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại Luật Thanhtra, Nghị định này và Nghị định quy định về cơ quan được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
MỤC3. THỰC HIỆN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Điều34. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo, giảitrình
1. Trongquá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, côngchức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyếtđịnh thanh tra có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tàiliệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dungthanh tra.
2. Đốitượng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin,tài liệu theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra,công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người raquyết định thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Trườnghợp thông tin, tài liệu đối tượng thanh tra đã cung cấp nhưng chưa đầy đủ thìTrưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyết định thanh tra có quyền yêucầu đối tượng thanh tra báo cáo, cung cấp bổ sung.
3.Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyết định thanh tra có tráchnhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin và tài liệu đúng mục đích.
4.Trường hợp đối tượng thanh tra không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, khôngchính xác hoặc cố tình trì hoãn cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nộidung thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Trưởng đoàn thanh tra,thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh trachuyên ngành hoặc người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp xử lý theothẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụngbiện pháp xử lý đối tượng thanh tra.
Điều35. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nộidung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó
1. Trongquá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, côngchức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyếtđịnh thanh tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tàiliệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
2. Cơquan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ,chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra, thànhviên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyênngành hoặc người ra quyết định thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Trườnghợp thông tin, tài liệu đã cung cấp nhưng chưa đầy đủ thì Trưởng đoàn thanhtra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanhtra chuyên ngành hoặc người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu cơ quan,tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung.
3.Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyết định thanh tra có tráchnhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đúng mục đích.
4.Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cố tình trì hoãn, cungcấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dungthanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức đượcgiao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc người ra quyết định thanhtra áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quannhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cánhân đó.
Điều36. Niêm phong tài liệu
1. Khixét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra có quyềnquyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan đến nội dungthanh tra.
Quyếtđịnh niêm phong tài liệu phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài liệu cần niêmphong, thời hạn niêm phong, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra. Trường hợp cầnthiết thì lập biên bản về danh mục tài liệu niêm phong, biên bản phải có chữ kýcủa đối tượng thanh tra và đại diện Đoàn thanh tra.
2. Thờihạn niêm phong tài liệu không được dài hơn thời gian thanh tra trực tiếp tạinơi được thanh tra. Việc khai thác tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý củaTrưởng đoàn thanh tra.
3. Khixét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong thì người ra quyết địnhniêm phong phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
Điều37. Kiểm kê tài sản
1. Khitiến hành thanh tra nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênhlệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu chiếm dụng, chiếm đoạt, có hành vi chiếmdụng, chiếm đoạt tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanhtra quyết định kiểm kê tài sản.
2. Quyếtđịnh kiểm kê tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản kiểm kê, thờigian, địa điểm tiến hành, trách nhiệm của những người tiến hành, nghĩa vụ củađối tượng có tài sản kiểm kê. Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản. Đốivới tài sản xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng tạm giữ thì yêu cầu cơ quanđó thực hiện việc tạm giữ. Đối với tài sản riêng của cá nhân thì việc kiểm kêtài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Khixét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyếtđịnh kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
Điều38. Trưng cầu giám định
1. Khixét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làmcăn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết địnhthanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằngvăn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổchức giám định.
2. Cơquan, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
3. Kinhphí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả, trường hợp đốitượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định sẽ do đối tượng thanh trachi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. BộTài chính chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộhướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí trưng cầu giám định tronghoạt động thanh tra
Điều39. Tạm đình chỉ hành vi vi phạm
1. Trongquá trình thanh tra, nếu phát hiện có hành vi đang hoặc sẽ gây thiệt hại nghiêmtrọng đến lợi ích nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra quyết định tạmđình chỉ hành vi vi phạm đó; trường hợp cần thiết, kiến nghị người có thẩmquyền ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm.
2. Quyếtđịnh tạm đình chỉ phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do, nội dung, thời giantạm đình chỉ, đối tượng có trách nhiệm thực hiện.
3. Khixét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hành vi vi phạm thìngười đã ra quyết định tạm đình chỉ phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
Điều40. Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép
1. Trongquá trình thanh tra, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp luật các khoản tiền,đồ vật, giấy phép mà xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tìnhtiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghịngười ra quyết định thanh tra ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép.
2. Quyếtđịnh tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tiền,đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, trách nhiệm của người ra quyếtđịnh tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ. Việctạm giữ phải được lập thành biên bản. Đối với đồ vật, giấy phép xét thấy cầngiao cho cơ quan chức năng giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện.
3. Khixét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ thì người ra quyết định tạmgiữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật phải ra quyếtđịnh hủy bỏ ngay biện pháp đó.
Điều41. Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
1. Khicó căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyếtđịnh thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của Thủ trưởngcơ quan quản lý nhà nước thì người ra quyết định thanh tra có văn bản yêu cầutổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đểphục vụ việc thanh tra.
2. Trongquá trình thanh tra, khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sảnthì Trưởng đoàn thanh tra có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượngthanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.
3. Vănbản yêu cầu phong tỏa tài khoản phải nêu rõ mục đích phong tỏa, đối tượng cótài khoản bị phong tỏa, thời điểm, thời gian phong tỏa; trách nhiệm thực hiệncủa tổ chức tín dụng.
4. Tổ chứctín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kịpthời, đầy đủ các yêu cầu tại khoản 3 Điều này và phải báo cáo bằng văn bản vềviệc thực hiện phong tỏa tài khoản với người có văn bản yêu cầu phong tỏa.
5. Khixét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản thì Thủ trưởngcơ quan quản lý nhà nước người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh traphải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
6. Thanhtra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thựchiện phong tỏa tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Điều42. Thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoátdo hành vi trái pháp luật gây ra
1. Khicó căn cứ kết luận tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thấtthoát do hành vi trái pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra thì người raquyết định thanh tra ra quyết định thu hồi. Quyết định thu hồi phải bằng vănbản, trong đó ghi rõ số tiền, tài sản phải thu hồi, trách nhiệm của cơ quanthực hiện, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đối tượng có tiền, tài sản bịthu hồi.
Người raquyết định thanh tra tiến hành việc thu giữ tiền hoặc tài sản theo quy định củapháp luật hoặc yêu cầu cơ quan có chức năng thu giữ, quản lý tiền, tài sản đó.
2. Đốitượng có tiền, tài sản bị thu giữ phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thuhồi; trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.
3. Ngườira quyết định thu hồi tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốcviệc thực hiện quyết định thu hồi đó.
MỤC4. HỒ SƠ THANH TRA, CHUYỂN HỒ SƠ VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐỂ KHỞI TỐ VỤ ÁNHÌNH SỰ, CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA
Điều43. Hồ sơ thanh tra
1. Việcthanh tra phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ thanh tra bao gồm những tài liệuđược quy định tại Điều 59 của Luật Thanh tra.
Trưởngđoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã raquyết định thanh tra. Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh trachuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơthanh tra cho cơ quan đã ra quyết định thanh tra hoặc đã ra văn bản phân côngnhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.
2. Ngườira quyết định thanh tra, người ra văn bản phân công nhiệm vụ tiến hành thanhtra độc lập phải chỉ đạo, kiểm tra Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, côngchức được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập trong việclập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
3. TổngThanh tra Chính phủ hướng dẫn việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanhtra.
Điều44. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để khởi tố vụ án hình sự
1. Trongquá trình thanh tra hoặc khi kết thúc thanh tra, cơ quan thực hiện chức năngthanh tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày, kểtừ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra phải chuyểnhồ sơ vụ việc và bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra để xem xét khởi tốvụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện Kiểm sát có thẩmquyền biết.
2. Cơquan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do cơquan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến. Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
3.Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ởnhiều nơi thì thời hạn trả lời có thể dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. Quáthời hạn này, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không nhận được thông báobằng văn bản về kết quả xử lý của cơ quan điều tra thì có quyền kiến nghị vớiViện Kiểm sát cùng cấp để xem xét, giải quyết. Trong trường hợp không đồng ývới kết quả giải quyết của Viện Kiểm sát thì cơ quan thực hiện chức năng thanhtra kiến nghị với Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp để chỉđạo, giải quyết.
Điều45. Hồ sơ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
Hồ sơkiến nghị khởi tố gồm có:
1. Bảnkiến nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, trong đó nêu rõ dấuhiệu tội phạm, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả thiệt hại dohành vi vi phạm pháp luật gây ra, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạmpháp luật.
2. Quyếtđịnh thanh tra; biên bản xác minh sự việc có vi phạm pháp luật do Đoàn thanhtra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyênngành lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; những thông tin, tàiliệu khác có liên quan.
3. Báocáo của Trưởng đoàn thanh tra về những vi phạm pháp luật của đối tượng thanhtra có dấu hiệu tội phạm. Trong trường hợp cuộc thanh tra đã kết thúc, người raquyết định thanh tra mới có kiến nghị khởi tố, thì hồ sơ phải có bản trích vănbản kết luận thanh tra về vụ việc vi phạm pháp luật mà cơ quan thanh tra kiếnnghị khởi tố.
Điều46. Công khai kết luận thanh tra
1. Kếtluận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh trathuộc bí mật nhà nước.
2. Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tracó trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
3. Việccông khai kết luận thanh tra theo những hình thức quy định tại khoản 2 Điều 39Luật Thanh tra được thực hiện như sau:
a) Côngbố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc ngườiđược ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan;
b) Ngoàiviệc công khai kết luận thanh tra theo Điểm a Khoản 3 Điều này, người ra kếtluận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: thông báo trên phươngtiện thông tin đại chúng; đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanhtra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc củacơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên phương tiệnthông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gianthông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.
Thôngbáo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan đượcgiao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nướccùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục. Thời gian niêm yết tại trụ sở làm việccủa cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra ít nhất là 05 ngày.
Việcniêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đốitượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là15 ngày liên tục.
4. Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanhtra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Căn cứvào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanhtra cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan.
Chương4.
THANH TRA LẠI
Điều47. Thẩm quyền thanh tra lại
1. Thanhtra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.
2. TổngThanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luậnnhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủgiao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật.
3. ChánhThanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan đượcgiao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ nhưngphát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
4. ChánhThanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luậnnhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện kết luận nhưng pháthiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. ChánhThanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan đượcgiao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng pháthiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao.
Điều48. Căn cứ thanh tra lại
Việcthanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Có viphạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
2. Cósai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
3. Nộidung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trongquá trình tiến hành thanh tra.
4. Ngườira quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra,Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngànhcố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
5. Códấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được pháthiện đầy đủ qua thanh tra.
Điều49. Quyết định thanh tra lại
1. Quyếtđịnh thanh tra lại bao gồm các nội dung quy định tại Điều 44, Điều 52 của LuậtThanh tra nhưng phải ghi rõ phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra lại
2. Chậmnhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyền thanh tra lạiphải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượngthanh tra lại.
Quyếtđịnh thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký vàphải được Đoàn thanh tra lập biên bản.
Điều50. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại
1. Thờihiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
2. Thờihạn tiến hành thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của LuậtThanh tra.
Điều51. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra, thành viên Đoàn thanh tra lại
Khi tiếnhành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thànhviên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều:48, 46, 47, 53, 54 và Điều 55 của Luật Thanh tra.
Điều52. Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luậnthanh tra lại
1. Báocáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 của LuậtThanh tra. Nội dung Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất,mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiếnhành thanh tra, kết luận thanh tra.
2. Kếtluận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật Thanh tra.Nội dung kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm,nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra,kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết địnhthanh tra lại phải gửi kết luận thanh tra lại cho Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.
3. Việccông khai kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 46 củaNghị định này.
Chương5.
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN, THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC VIỆCTHỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA
Điều53. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanhtra, quyết định xử lý về thanh tra
1. Đốitượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm củamình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra:
a) Trongphạm vi thẩm quyền xử lý kịp thời các vi phạm về kinh tế, các cá nhân, cơ quan,đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục sơ hở, yếukém trong công tác quản lý, sửa đổi các quy định không phù hợp;
b) Yêucầu cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý hoặc kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền xử lý các vi phạm về kinh tế, các cá nhân, cơ quan, đơn vị có hànhvi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục sơ hở, yếu kém trong côngtác quản lý, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2. Đốitượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra,quyết định xử lý về thanh tra với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan nhà nướcđã có kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc thực hiện đó.
3.Trường hợp đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, khôngkịp thời kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.
Điều54. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện kếtluận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
1. Cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải áp dụng các biện pháp để thực hiệnnghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận, quyết địnhxử lý về thanh tra:
a) Trongphạm vi thẩm quyền xử lý kịp thời các vi phạm về kinh tế, các cá nhân, cơ quan,đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục sơ hở, yếukém trong công tác quản lý, sửa đổi các quy định không phù hợp;
b) Yêucầu cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý hoặc kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền xử lý các vi phạm về kinh tế, các cá nhân, cơ quan, đơn vị có hànhvi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục sơ hở, yếu kém trong côngtác quản lý, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2. Cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiệnkết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra với cơ quan thanh tra nhànước, cơ quan nhà nước đã có kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh travà chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đó.
3. Trườnghợp cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đầyđủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều55. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra trong việcthực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
1. Trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp củacơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, yêucầu đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, quyết địnhxử lý về thanh tra.
2. Trongtrường hợp đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, khôngkịp thời thì Thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra áp dụng các biệnpháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với cáchành vi vi phạm.
Điều56. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
1. Thanhtra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kếtluận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thanhtra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi,kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanhtra của mình, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
3. Cơquan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theodõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý vềthanh tra của mình.
4. Cơquan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyếtđịnh xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan.
Điều57. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết địnhxử lý về thanh tra
1. Saukhi có kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, cơ quan thanh tra nhànước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền yêucầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo kết quảthực hiện những nội dung thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình ghi trong kết luậnthanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Trongtrường hợp phát hiện đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì áp dụng cácbiện pháp theo thẩm quyền để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý đối với hành vi vi phạm.
3.Trường hợp phát hiện kết luận thanh tra có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xem xét, quyết định.
Chương6.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
MỤC1. NỘI DUNG, THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều58. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra
1. Xâydựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản pháp luật về công tác thanh tra.
2. Tuyêntruyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
3. Thanhtra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
4. Đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
5. Tổnghợp tình hình về công tác thanh tra.
6. Kiểmtra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra; xử lý vi phạmpháp luật về thanh tra.
7. Tổngkết kinh nghiệm về công tác thanh tra.
8. Giảiquyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra.
9. Thựchiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.
Điều59. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra
1. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong phạm vi cả nước.
Thanhtra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
2. CácBộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tracác cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanhtra; thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.
Thanhtra nhà nước các cấp giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lýnhà nước về công tác thanh tra;
MỤC2. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
Điều60. Trách nhiệm thông tin, báo cáo của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương) có trách nhiệmthông tin, báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại Bộ, ngành, địa phương.
2. Thanhtra Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Quốc hội về công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cảnước.
Điều61. Nội dung thông tin, báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương với Thanh traChính phủ
1. Cácvăn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng do Bộ, ngành, địaphương ban hành theo thẩm quyền.
2. Kếtquả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngcủa Bộ, ngành, địa phương.
Điều62. Nội dung báo cáo của Thanh tra Chính phủ với Chính phủ, Quốc hội
1. Kếtquả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngtrong phạm vi cả nước.
2. Kiếnnghị chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Điều63. Hình thức, thời điểm báo cáo
1. Việcthông tin, báo cáo được thực hiện bằng văn bản hành chính.
2. Thờiđiểm báo cáo được thực hiện như sau:
a) Địnhkỳ 03 tháng, 06 tháng, Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo theo quyđịnh tại Điều 61 Nghị định này;
b) Địnhkỳ 06 tháng, 01 năm, Thanh tra Chính phủ báo cáo với Chính phủ, Quốc hội theoquy định tại Điều 62 Nghị định này;
c) Thanhtra Chính phủ báo cáo đột xuất với Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội khi cóyêu cầu.
Điều64. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việcthực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địaphương mình.
2. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệuđược báo cáo và về việc vi phạm nghĩa vụ thông tin, báo cáo.
Điều65. Chế độ thông tin, báo cáo tại Bộ, ngành, địa phương
1. Bộ,ngành, địa phương căn cứ vào Nghị định này quy định chi tiết chế độ thông tin,báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng tại Bộ, ngành, địa phương mình.
2. Thanhtra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địaphương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
MỤC3. THU THẬP THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC
Điều66. Thu thập thông tin phục vụ công tác thanh tra
Cơ quanthanh tra nhà nước có trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin về việc thựchiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhânthuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra để phục vụ quản lý nhà nước về công tácthanh tra và hoạt động thanh tra. Việc thu thập thông tin được tiến hành thôngqua các hình thức sau đây:
1. Hoạtđộng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,phòng, chống tham nhũng.
2. Thuthập, phân tích, đánh giá thông tin từ báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra cung cấp thôngtin, báo cáo bằng văn bản.
4. Cửcông chức thu thập thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩmquyền thanh tra.
Điều67. Việc cử công chức thu thập thông tin
1. Việccử công chức thu thập thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vithẩm quyền thanh tra để phục vụ cho việc ra quyết định thanh tra được thực hiệnkhi Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao tiến hành thanh tra đột xuất đốivới những vụ việc phức tạp, đặc biệt phức tạp.
Côngchức thu thập thông tin khi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin phảixuất trình:
a) Giấygiới thiệu hoặc quyết định của cơ quan thanh tra nhà nước về việc cử công chứcthu thập thông tin, thời gian, nội dung làm việc, những thông tin cần thu thập từcơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra biết;
b) Thẻcông chức hoặc thẻ Thanh tra viên.
2. Côngchức thu thập thông tin không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiềnhà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin; yêu cầu cungcấp những thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
Điều68. Trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức,cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước
Cơ quan,tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra của cơ quan thanh tra nhànước có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin về tình hình chấphành chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của cơquan thanh tra nhà nước hoặc theo yêu cầu của công chức được cử thu thập thôngtin và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác củabáo cáo và thông tin, tài liệu đó.
Cơ quan,tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có quyền từ chối cung cấpthông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao; có quyền tố cáo, khiếu nạiđối với hành vi trái pháp luật của công chức tiến hành thu thập thông tin, tàiliệu.
Điều69. Báo cáo kết quả thu thập thông tin
1. Kếtthúc việc thu thập thông tin tại cơ sở, công chức được cử thu thập thông tinphải báo cáo bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước về việcthực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Báocáo kết quả thu thập thông tin phải có các nội dung được giao thu thập, trongđó phải có nhận định về những vấn đề có dấu hiệu sai phạm (nếu có), đề xuấtnhững nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện; các thông tin liênquan đến những nội dung dự kiến thanh tra.
Chương7.
TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONGVIỆC BẢO ĐẢM CÔNG TÁC THANH TRA
Điều70. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm vềtổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước
1. Lãnhđạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên vềcông tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
2. Kiệntoàn tổ chức, bổ nhiệm các chức danh thanh tra; bố trí cán bộ có năng lực, phẩmchất làm công tác thanh tra.
3.Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị và cá nhânthuộc quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
Điều71. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm vềhoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
1. Căncứ yêu cầu công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương và chương trình công táccủa cơ quan thanh tra cấp trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạoviệc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanhtra thuộc quyền quản lý trực tiếp.
2. Địnhkỳ hàng tháng nghe cơ quan thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp báo cáovà báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra; giảiquyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lýviệc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý củamình.
3. Xử lýkịp thời kết luận thanh tra.
Điều72. Bảo đảm về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
1. Kinhphí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.Việc cấp, quản lý và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra nhà nước được thựchiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Cáccơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồiphát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao nănglực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổchức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
TổngThanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc trích,lập, quản lý, sử dụng kinh phí được trích theo nguyên tắc:
a) Xácđịnh rõ các khoản thu hồi được trích;
b) Mứctrích cụ thể phải bảo đảm các khoản thu hồi, hoàn trả cho ngân sách nhà nước,đồng thời hỗ trợ cho công tác thanh tra.
3. Trongquá trình hoạt động, cơ quan thanh tra nhà nước được chủ động sử dụng kinh phínghiệp vụ để phục vụ hoạt động của cơ quan thanh tra và có trách nhiệm báo cáovới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Bộtrưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc lập, quản lý, sửdụng và quyết toán kinh phí được trích để phục vụ công tác thanh tra của các cơquan Thanh tra nhà nước.
Điều73. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
1. Khiếunại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng đoànthanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trìnhthanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết địnhthanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Khiếunại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý vềthanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giảiquyết.
3. Trongtrường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giảiquyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại.
Điều74. Giải quyết tố cáo trong hoạt động thanh tra
Tố cáođối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên,thành viên khác của Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp củangười đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ngườira quyết định thanh tra thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đócó trách nhiệm giải quyết. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Tố cáo hành vi phạm tội do cáccơ quan tiến hành tố tụng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương8.
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều75. Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra, cơ quan,  tổ chức, cánhân có liên quan
1. Cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có một trong các hành vi sau đâythì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạmhành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật:
a) Khôngcung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác,thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nộidung thanh tra;
b) Chốngđối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, ngườicung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạtđộng thanh tra;
c) Vucáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đưahối lộ;
đ) Khôngthực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm củamình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan có một trong các hành vi sau đây thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chínhhoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật:
a) Khôngcung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếmđoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Chốngđối, cản trở, mua chuộc, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấpthông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanhtra;
c) Canthiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; lợi dụng ảnh hưởng của mình tácđộng đến người làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đưahối lộ;
đ) Khôngthực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm củamình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
e) Cáchành vi vi phạm pháp luật khác
Điều76. Xử lý hành vi vi phạm của người tiến hành thanh tra, công chức được giaothực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thành viên khác của Đoàn thanh tra
Người raquyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức đượcgiao thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên kháccủa Đoàn thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Lợidụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sáchnhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanhtra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định thanh tra.
3. Cố ýkết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người cóhành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiếtlộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra.
5. Cố ýkhông phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý viphạm hành chính, xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự mà không xử lý, xửlý không đầy đủ, không kiến nghị việc xử lý.
6. Làmsai lệch, giả mạo, sửa chữa, tiêu hủy, chiếm đoạt hồ sơ thanh tra.
7. Nhậnhối lộ, môi giới hối lộ.
8. Cáchành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều77. Xử lý hành vi không thực hiện trách nhiệm thông tin, báo cáo; không xử lývà chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác không chỉ đạo,đôn đốc, kiểm tra, hoặc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra không kịp thời, không đầy đủviệc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành,địa phương; không xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật. Nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.
Chương9.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều78. Tổ chức thanh tra nội bộ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanhnghiệp nhà nước
Cơ quanthuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đượcgiao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thànhlập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộđể giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thựchiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình.
Căn cứvào quy định của Luật Thanh tra và Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị,người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạtđộng thanh tra trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị mình.
Điều79. Hiệu lực thi hành
Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2011 và thay thế Nghịđịnh số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về công tác thanh tra,kiểm tra doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành.
Điều80. Trách nhiệm thi hành
Các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổchức, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 07:16. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response