|

THỦ TƯỚNG ĐỨC THĂM VIỆT NAM

(Ảnh: Bà Merkel tự lấy suất ăn khi thăm một đơn vị quân đội Đức)
I. BÁO CHÍ ĐỨC


Trong bài "Thủ tướng Đức Merkel thăm Việt Nam và Mông Cổ" đăng ngày 9/10/2011, báo Focus đã đưa tin:
 

Bà Merkel sẽ bắt đầu chuyến công du từ hôm thứ hai. Vào thứ ba, bà ở Hà nội, thứ tư ở thành phố Hồ Chí Minh và ngày cuối cùng của chuyến đi bà tới Ulan Bator (Mông Cổ). 

Cuối tuần vừa qua bà Merkel đã phát biểu trên truyền hình rằng dù muộn nhưng cuối cùng thì bà cũng thực hiện chuyến đi này. Ban đầu, bà đã lên kế hoạch cho chuyến công du đến Việt Nam vào cuối tháng 6 sau chuyến thăm Ấn Độ và Singapor. Tuy nhiên vì lý do công vụ chuyến thăm này đã phải hoãn lại.

Bà Merkel nhấn mạnh: "Việt Nam đạt được sự tăng trưởng mạnh về kinh tế và thực thi chính sách kinh tế mở. Tuy nhiên cùng với đó Việt Nam cũng còn phải cải thiện tương xứng vấn đề quyền con người". 

 Nguồn nguyên bản Tiếng Đức:

Bundeskanzlerin Merkel besucht Vietnam und die Mongolei

Quelle: Focus.de, 9.10.2011
http://www.focus.de/politik/weitere-meldungen/rohstoffabkommen-bundeskanzlerin-merkel-besucht-vietnam-und-die-mongolei_aid_672904.html

Bundeskanzlerin Angela Merkel (CDU) bricht am Montag zu einer viertägigen Reise nach Vietnam und in die Mongolei auf. Wie es aus Regierungskreisen hieß, könnte es während der Reise in die Mongolei zur Unterzeichnung eines Rohstoffabkommens kommen. Der Mongolei bescheinigte die CDU-Vorsitzende vorab weitreichende Entwicklungen.

Bundeskanzlerin Angela Merkel bricht am Montag zu einer viertägigen Reise nach Vietnam und in die Mongolei auf. Im Mittelpunkt stehen neben politischen Gesprächen vor allem wirtschaftliche Aspekte. In der Mongolei, das über die begehrten Seltenen Erden verfügt, könnte es zur Unterzeichnung eines Rohstoffabkommens kommen, wie es aus Regierungskreisen hieß. Merkel wird von einer Wirtschaftsdelegation begleitet. Es ist ihre erste Reise nach Vietnam, die Mongolei wurde noch nie von einem deutschen Kanzler besucht.

Merkel reist am Montag aus Berlin ab. Am Dienstag ist sie in Hanoi, am Mittwoch in Ho Chi Minh-Stadt und am Donnerstag, dem letzten Tag der Reise, in Ulan Bator zu Gast.

„Es wird langsam Zeit, dass ich einmal Vietnam besuche“, sagte Merkel am Wochenende in ihrer Video-Botschaft. Die Kanzlerin hatte ursprünglich geplant, Vietnam Ende Juni im Rahmen ihrer Reise nach Indien und Singapur zu besuchen. Der Besuch war aus Termingründen aber verschoben worden.

Vietnam mache eine starke Wandlung durch und öffne sich wirtschaftlich sehr weit, sagte Merkel. Damit müsse aber auch die „bessere Einhaltungen von Menschenrechten“ verbunden sein.

Rohstoffe in der Mongolei

Der Mongolei bescheinigte die CDU-Vorsitzende weitreichende Entwicklungen. Sie haben Präsident Tsakhilganiin Elbegdorj mehrfach getroffen und sie sei „sehr beeindruckt von dem Demokratisierungsprozess, den die Mongolei durchgemacht hat“.

Sie werde ihren Besuch aber auch dazu nutzen, „um zu sagen: Wir möchten, dass alle Menschen in der Mongolei auch am Wohlstand teilhaben“, sagte Merkel mit Blick auf die reichen Rohstoffvorkommen in dem Land – neben Gold und Kupfer vor allem die Metalle der Seltenen Erden.

Aus Regierungskreisen verlautete dazu, dass die Chancen zur Unterzeichnung eines Rohstoffabkommens sehr gut stünden. Merkel sprach von einer „Win-Win-Situation, also Gewinn für beide Seiten, indem wir wissenschaftlich-technisch zusammenarbeiten und auf der anderen Seite eben auch im Bereich der Rohstoffe“.

Seltene Erden werde immer teurer

Derweil belasten die stark gestiegenen Preise für Seltene Erden einer Studie zufolge die Profitabilität der Unternehmen oder gefährden gar deren Existenz. Das Marktvolumen werde durch die steigenden Preise in diesem Jahr voraussichtlich auf 27 Milliarden Euro ansteigen, nachdem es vor drei Jahren nur 2,4 Milliarden Euro betragen habe, heißt es in der Studie der Firma Roland Berger, die am Sonntag veröffentlicht wurde.

Grund für die Preissteigerung ist demnach neben einer erhöhten Nachfrage der Industrie die Monopolstellung Chinas. Betroffen seien unter anderem die Hersteller von Hybrid-Autos oder Hersteller von Windturbinen. Darüber hinaus werden die Seltenen Erden für Katalysatoren, Metalllegierungen und Batterien oder in der Lampenherstellung benötigt.

Zu den insgesamt 17 Elementen der Seltenen Erden zählen neben Scandium, Yttrium und Lanthan auch die 14 auf das Lanthan folgenden Metalle, die sogenannten Lanthanoide. Einige dieser Metalle kommen aber hundertmal häufiger vor als Gold, insofern ist die Bezeichnung „selten“ etwas irreführend.

------------------------
Báo "Mitteldeutsche Zeitung" đưa tin:

Sáng ngày thứ ba 11.10.2011, bà thủ tướng Angela Merkel sẽ đến Việt Nam. 

Giới thiệu về Việt Nam, tờ báo này cũng đưa tin, Việt Nam là nước đông dân và có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam châu Á. Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, Việt nam đã có sự thay đổi lớn về kinh tế. Tuy nhiên, hiện tại nền kinh tế này cũng đang gặp nhiều bất ổn và tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài. 

Cùng đi với bà Merkel lần này có đại diện của 15 doanh nghiệp, đây là những doanh nghiệp muốn đầu tư vào khu vực châu Thổ sông Hồng và sông Mekong hoặc trao đổi thương phẩm.

Căn cứ vào những bằng chứng khảo sát và đánh giá của Jörg Bergstermann và văn phòng quĩ Friedrich Ebert tại Hà nội, bài báo cũng thông tin về những hạn chế, yếu kém của Việt Nam như: Việt Nam hiện là nước có mức lạm phát cao nhất Châu Á (21%), tỷ lệ nợ mới là 6%, khoảng cách giàu nghèo lớn, nhiều người có mức thu nhập rất thấp, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng đã lộ rõ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, tình hình chính trị chậm được cải thiện ...
------------------------------
 Nguồn nguyên bản Tiếng Đức:

Reise in ein gespaltenes Land 


Quelle: Mitteldeutsche Zeitung, 9.10.2011
http://www.mz-web.de/servlet/ContentServer?pagename=ksta/page&atype=ksArtikel&aid=1315819408582

BERLIN/MZ. In der Nacht von Montag zu Dienstag bricht Bundeskanzlerin Angela Merkel zu einem Besuch in Vietnam auf. Das südostasiatische Land mit 87 Millionen Einwohnern entwickelte sich in den letzten zwei Jahrzehnten wirtschaftlich rasant. Derzeit steckt es in einer Krise und sucht händeringend ausländische Investoren. Die bringt Merkel mit: Mit ihr reisen 15 mittelständige Unternehmen, die gern zwischen Rotem Fluss und Mekong investieren oder ihre Produkte verkaufen wollen.
Seit 1992 hatte Vietnam jährliche Wirtschaftswachstumsraten zwischen sechs und elf Prozent. Bei fast allen Menschen kam etwas vom Aufschwung an. Doch die Investitionen wurden überwiegend nicht nachhaltig im Immobiliensektor getätigt. Die Immobilienpreise sind bedingt durch Spekulationen so hoch, dass sich Geringverdiener in Großstädten keine Wohnungen leisten können. Vietnam hat mit 21 Prozent die höchste Inflationsrate Asiens. Die Neuverschuldung liegt bei sechs Prozent. Zum Vergleich: Die Höchstgrenze laut Maastrichtkriterien für die Eurozone beträgt drei Prozent. 
"Die Unterschiede zwischen Arm und Reich nehmen rasant zu", sagt Jörg Bergstermann, der bis August das Büro der Friedrich-Ebert-Stiftung in Hanoi leitete. Ein Hochschulabsolvent in Hanoi verdient nach wenigen Berufsjahren über 1 000 Euro. Für ungelernte Arbeiter Stadt liegt der Mindestlohn bei 68 Euro. Staatliche Sozialhilfe gibt es in dem sozialistischen Land nicht. Wer vom Mindestlohn überleben will, ist auf seine Familie angewiesen oder muss in Massenschlafsälen hausen. 
Noch ist die Stimmung in Vietnams Städten optimistisch. Das liegt an dem jahrelangen riesigem Wirtschaftswachstum. In ländlichen Regionen sieht es anders aus: Einfache Holzhütten sind nicht selten. Die Alternative sehen für viele Menschen auf dem Land eher in der Auswanderung als in Veränderungen des derzeitigen Einparteiensystem. Eine organisierte Opposition gibt es nicht.

Merkel wird in Hanoi auf einem deutsch-vietnamesischen Wirtschaftsforum eine Rede halten und sich mit Politikern ebenso treffen wie mit Vertretern der Zivilgesellschaft und von Religionsgemeinschaften. 

----------------------------------


II. BÁO CHÍ VIỆT NAM

Báo chí Đức 
nói về chuyến thăm VN của bà Merkel

Nguồn: Báo Đất Việt, ngày 10/10/2011, truy cập tại đây .
Cập nhật lúc :9:01 AM, 10/10/2011

Ngày 10/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel lên đường đi thăm Việt Nam và Mông Cổ. Nhân dịp này, tạp chí Châu Âu trực tuyến dẫn tin của hãng DPA cho biết Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.
"Sự kỳ diệu kinh tế" của Việt Nam bắt đầu năm 1986, khi đất nước này bắt đầu mở cửa cho những cải cách kinh tế thị trường. Năm 2010, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng gần 7%. Những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là dầu mỏ, gạo, cà phê, hàng dệt may, giày và cá.

Trong năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Đức lượng hàng hóa trị giá 2,94 tỷ euro (tăng 28,4%) trong khi Đức xuất khẩu sang Việt Nam khối lượng hàng hóa trị giá 1,48 tỷ euro, trong đó chủ yếu là máy móc, xe cơ giới và sản phẩm hóa học. Trong Liên minh châu Âu (EU), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Trong chuyến thăm bốn ngày của Thủ tướng Merkel tới Việt Nam và Mông Cổ, trọng tâm các cuộc thảo luận là các vấn đề kinh tế bên cạnh các cuộc hội đàm chính trị. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Merkel đến Việt Nam và là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Đức tới Mông Cổ từ trước tới nay. 
Theo TTXVN
----------------------------

Việt - Đức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel hôm nay cùng ký Tuyên bố chung Hà Nội, nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược. Trong 5 lĩnh vực hợp tác then chốt có chính trị chiến lược; thương mại đầu tư.
> 'Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới' đến Hà Nội/ Tàu điện ngầm ở Đức

Bà Merkel tới Hà Nội trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du châu Á. Sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Đức hội đàm với Thủ tướng Việt Nam về các lĩnh vực hợp tác chung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Merkel sau cuộc thảo luận. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Merkel sau cuộc thảo luận. Ảnh: AFP
Hai thủ tướng và quan chức cấp cao hai nước đã cùng ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng. Trong đó, đáng chú ý nhất là Tuyên bố chung Hà Nội, với nội dung nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. 

"Việt Nam và Đức nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới, đặc biệt là trong những lĩnh vực then chốt", tuyên bố chung có đoạn.

5 lĩnh vực hợp tác then chốt được nêu rõ trong Tuyên bố chung Hà Nội gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội.

Các nội dung này của Tuyên bố chung Hà Nội đã được hai bên đàm phán trong một năm qua, với 8 vòng đàm phán khác nhau, nhằm hướng tới mục tiêu cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi.
Kế hoạch hành động chiến lược cụ thể của 5 lĩnh vực hợp tác nói trên gồm có một số điểm đáng chú ý như: dự án Ngôi nhà Đức tại thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Việt tại Berlin, tiếp tục đối thoại Việt – Đức về nhà nước pháp quyền, các chương trình xử lý nước thải và kinh tế chất thải tại Việt Nam, phát triển đại học Việt – Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, mở trường dạy nghề bậc cao tại Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel duyệt đội danh dự trong lễ đón bà tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel duyệt đội danh dự trong lễ đón bà tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết lãnh đạo hai nước đã có cuộc hội đàm trên tinh thần xây dựng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thông báo cho nhau tình hình của hai bên, thảo luận và đi tới thống nhất về Tuyên bố chung Hà Nội. Hai thủ tướng cũng trao đổi về những biện pháp để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác chiến lược, cùng có lợi.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kết quả hợp tác giữa hai nước vẫn còn chưa tương xứng với mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp lâu năm, vì thế cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác trong tương lai.

Thủ tướng Đức Merkel cho biết bà đã trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hợp tác nhiều mặt, xoay quanh Tuyên bố chung.

"Việt Nam đã qua một chặng đường phát triển rất ấn tượng", bà Merkel nói. "Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, phát triển trong tương lai, làm sao phải tạo được nhiều công ăn việc làm, tạo được lao động có trình độ cao".

"Chúng tôi cũng trao đổi về dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP HCM cũng như dự án cáp quang Bắc – Nam. Đó là những dự án mang tính chất như ngọn hải đăng toả sáng nhiều hơn các dự án khác".

Bà cho biết sẽ đến thăm nhà máy của công ty B. Braun ở gần Hà Nội, cũng như thảo luận về ý tưởng xây dựng một trường đào tạo nghề chất lượng cao ở TP HCM nhằm cung cấp nguồn nhân lực hiệu quả.

Đức hiện là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.

Thủ tướng Đức Merkel trong cuộc họp báo chung với chủ nhà Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Thủ tướng Đức Merkel trong cuộc họp báo chung với chủ nhà Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.

Phan Lê
 

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 20:40. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response