|

KỶ NGUYÊN VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Trao đổi:

Vì sao nói Triều Lý đã mở đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt?

Dưới đây là một vài gợi ý trả lời


1. Ngày 2/11/1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, ông là người đã sáng lập vương triều Lý. 

2. Quyết định quan trọng đầu tiên là Lý Thái Tổ đã rời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long để "tính kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân". [Tên thành Thăng Long đã được đổi thành Đông Đô cuối thời Trần và Hồ; Đông Kinh thời Hậu Lê; Kẻ Chợ theo cách gọi dân gian; Hà nội ngày nay - liên tục là kinh thành của quốc gia].
3. Năm 1054 nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt thay cho quốc hiệu Đại Cồ Việt. Nhà Lý đã thiết lập chế độ quân chủ mang tính dân tộc cao kết hợp với tinh thần Phật Giáo. 
4. Nhà Lý có chính sách nhu viễn - mềm mỏng với phương xa. Thời đó Miền núi được chia thành các châu, châu mục là các thổ tù mang chức tước của triều đình và lấy danh nghĩa triều đình để cai quản dân cư. Nhà Lý đã gả công chúa cho một số thổ tù, biến họ thành phò mã của vua và mang tước hiệu triều đình, để giải quyết mưu đồ cát cứ hay chia rẽ dân tộc.

5. Trong phát triển kinh tế, nhà Lý coi trọng nông nghiệp và đề ra nhiều giải pháp tích cực. Vua Lý cày ruộng tịch điền, ban chiếu khuyến nông. Đê Cơ Xá và nhiều công trình thủy lợi được xây dựng và bảo vệ. Các ngành nghề thủ công, thương nghiệp tương đối phát triển. Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với thuyền buôn nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á.

6. Về quân sự, thay vì phải tốn kém nuôi đội quân đông như nhà Đinh - Tiền Lê, nhà Lý đã áp dụng chế độ ngụ binh ư nông. Nhà Lý chia quân lính thành phiên để thay nhau về quê làm ruộng nhằm cấp và bảo đảm lực lượng lao động nông nghiệp.

7. Về giáo dục - văn hóa, nhà Lý đã rất quan tâm phát triển giáo dục, mở mang văn hóa. Năm 1070, dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên ở nước ta. Một tầng lớp trí thức Nho học ra đời, góp phần tích cực xây dựng thể chế nhà nước tập quyền. Văn học, kiến trúc, điêu khắc thời Lý cũng đã để lại những di sản vô giá trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

[...]

Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:

Posted by Unknown on 12:22. Tags . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0. Feel free to leave a response